Gánh “giang sơn” nhà chồng

Chia sẻ

Nghe tin anh chị ly hôn, nhiều người giật mình bởi họ là cặp vợ chồng ai nhìn vào cũng thầm mơ ước. Cả vợ lẫn chồng đều giỏi giang thành đạt trong công việc, kinh tế ổn định, con gái đủ nếp tẻ, ngoan ngoãn, học giỏi. Vậy mà...

Gánh “giang sơn” nhà chồng - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Bất cứ ai hỏi lý do vì sao vợ chồng ly hôn, anh chỉ nói một câu: “Vì vợ không chịu gánh “giang sơn” nhà chồng”. Chị thì bảo “anh gia trưởng áp đặt gánh nặng vô lý cho vợ”. Họ chia tay bởi sự không chia sẻ, đáp ứng nhu cầu, mong muốn của nhau.

Chị làm trưởng phòng maketing của một doanh nghiệp nước ngoài có chi nhánh ở Việt Nam. Anh làm trưởng phòng đào tạo của một trường đại học. Chị là con gái thành phố, anh xuất thân từ gia đình nông thôn. Những khác biệt về lối sống ấy được họ bỏ qua tất cả khi yêu nhau để tiến tới hôn nhân. Nhưng khi về sống cùng nhau, chị mới thấy nhiều sự khác biệt từ anh. Anh ràng buộc vợ vào nhiều nghĩa vụ với gia đình chồng. Những nghĩa vụ mà theo chị là không đến lượt mình phải gánh. Vì vậy, chị không chấp nhận và đứng ngoài những nghĩa vụ đó. Anh là con trưởng lại mang trọng trách “tộc trưởng” của chi họ. Họ hàng ở quê cứ nhìn vào “anh tộc trưởng” thành đạt sống ở thành phố nên công to việc lớn gì của họ hàng đều giao cho anh giải quyết. Trong họ tộc, mấy đứa cháu học hết lớp 12, muốn ra thành phố kiếm việc làm là lập tức gọi cho anh giao phó trách nhiệm. Năm nào, nhà thờ họ cần mua sắm, tu sửa cái gì, phần tài chính sẽ được giao cho anh đảm nhận phần nhiều. Trong họ hàng, ai ốm đau phải đi bệnh viện chữa trị, họ lại gọi “anh tộc trưởng” nhờ vả các mối quen biết để giúp đỡ. Cứ thế, trăm thứ việc của họ hàng, anh đều phải có trách nhiệm. Anh giải quyết đến đâu cũng được nhưng nhất định không được đứng ngoài cuộc.

Chị không bằng lòng với những việc anh làm, cũng chẳng thích cái sự “lợi dụng, ỷ lại” của họ hàng nhà chồng. Chị bảo, việc khó mới nhờ, việc nhỏ thì mọi người phải tự giải quyết, trách nhiệm của chị là lo cho gia đình mình, cho bố mẹ chồng, còn lại sẽ không gánh vác thêm. Vì vậy, mỗi lần anh bảo chị xem có xin việc được cho mấy đứa cháu họ không, chị bảo thẳng là không. Hay, anh đề nghị chị ủng hộ kinh tế cho họ hàng xây sửa nhà thờ ở quê, chị bảo sẽ đóng góp bình đẳng giống như mọi người và tuyệt đối không làm “nhà tài trợ chính”. Ai vay mượn gì, chị bảo cứ làm thủ tục vay ngân hàng, khó khăn quá sẽ cho vay tiền lãi trả hàng tháng, chứ chị không có tiền gốc cho vay. Chị bảo làm thế để họ có trách nhiệm trả nợ, vì ai cũng nghĩ nhà chị có tiền, vay xong chây ì không ai chịu trả. Trong khi đó, chị cũng phải vất vả mới kiếm được tiền. Trong mọi khả năng giúp đỡ, giải quyết mọi chuyện, chị đều có tiềm lực hơn anh. Nhưng, chị không chịu “gánh vác” những chuyện đó.Vợ chồng chị lục đục vì vấn đề này không biết bao nhiêu lần.

Kính mời bạn đọc gửi bài tham dự. Bài dự thi gửi về báo Phụ nữ Thủ đô-số 7 Tôn Thất Thuyết-Cầu Giấy-Hà Nội, trên phong bì ghi rõ Bài tham dự cuộc thi viết “Các vấn đề về gia đình thời nay”. Hoặc email: baophunuthudo @gmail.com. Bài dự thi ghi rõ tên thật, địa chỉ, số điện thoại, số CMND, email để tòa soạn liên hệ.

 Sau những lần mâu thuẫn cãi vã liên quan đến chuyện gánh vác “giang sơn” nhà chồng, anh bảo vợ sống ích kỷ hẹp hòi, chị bảo anh đa mang làm khổ vợ con. Cái tôi của ai cũng lớn khiến cho vợ chồng không còn tiếng nói chung. Họ xa nhau dần trong quan điểm sống, tình cảm theo đó nhạt phai. Một ngày, họ kết thúc mọi mâu thuẫn bằng lá đơn ly hôn. Ai cũng có lý do để giải thoát khỏi cuộc hôn nhân mà lẽ ra vốn dĩ sẽ rất hạnh phúc. Chỉ khổ hai đứa trẻ, chúng vẫn ngơ ngác không hiểu vì sao gia đình lại tan vỡ, vì sao chị em chúng sao lại phải sống cảnh chia ly.

Họ hàng anh biết chuyện đều bảo anh quyết định đúng vì phụ nữ lấy chồng mà không chịu gánh vác “giang sơn” nhà chồng thì... vứt. Phần gia đình chị cũng cho rằng con gái ly hôn là đúng đắn, bởi chẳng ai làm dâu mà phải đi gánh cả “giang sơn” nhà chồng cả đời.

Lê Thị Thắm (Hà Tĩnh)

Tin cùng chuyên mục

Lời nhắc nhở về đạo lý sống biết yêu thương, hiếu thảo

Lời nhắc nhở về đạo lý sống biết yêu thương, hiếu thảo

(PNTĐ) - Sau 6 tuần mở diễn đàn thảo luận vấn đề “Trẻ cậy cha, già cậy ai?”, Báo Phụ nữ Thủ đô đã nhận về gần 200 ý kiến đóng góp của độc giả cả nước. Nhiều ý kiến cho rằng, khi cha mẹ già đi, con cái phải trở thành chỗ dựa cho cha mẹ, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo cuộc sống an lành. Đó là cách đền đáp công ơn nuôi dạy của cha mẹ. Nhưng cũng không ít độc giả bày tỏ, quan điểm “trẻ cậy cha, già cậy con” đã bắt đầu thay đổi…
“Hãy nhìn vào các con để đánh giá tôi là ông bố thế nào?“

“Hãy nhìn vào các con để đánh giá tôi là ông bố thế nào?“

(PNTĐ) - Những ngày gần đây Nghệ sĩ Ưu tú Võ Hoài Nam là gương mặt đang nhận được sự yêu mến của đông đảo khán giả truyền hình qua vai ông Nhân trong bộ phim “Những chặng đường bụi bặm”. Đây cũng là lần thứ 3, Võ Hoài Nam đảm nhiệm vai ông bố trong 3 bộ phim truyền hình khác nhau. Song, còn một vai ông bố nữa ở ngoài đời mà Nghệ sĩ Ưu tú Võ Hoài Nam rất tâm đắc. “Bật mí” của anh về vai “ông bố thứ 4” này sẽ đem tới cho độc giả góc nhìn thú vị...
Cha mẹ cùng con “chuyển đổi số” an toàn

Cha mẹ cùng con “chuyển đổi số” an toàn

(PNTĐ) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức, khoa học, công nghệ số, truyền thông internet, có tác động lớn tới gia đình, đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số đang đặt ra những cơ hội, nhưng đồng thời cũng tạo ra không ít thách thức đối với vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con trong gia đình.
Kinh nghiệm bảo vệ con trên mạng

Kinh nghiệm bảo vệ con trên mạng

(PNTĐ) - Chị Lê Thị Hồng hiện là Chủ tịch Hội LHPN phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, đồng thời cũng là mẹ của 2 bé gái Bông 6 tuổi và Chíp 5 tuổi. Mặc dù hai con còn nhỏ, nhưng chị đã rất quan tâm giữ an toàn cho các con khi tham gia không gian mạng.