Giải mã bệnh "lười yêu" của người trẻ

Chia sẻ

PNTĐ-Tại Việt Nam, hiện nay có nhiều bạn trẻ học vấn cao, công việc tốt, thu nhập ổn… nhưng lại “lười yêu”…

 
Ngại hẹn hò, lười lập gia đình
 
Chi (25 tuổi) – nhân viên của một tập đoàn lớn, sở hữu vẻ ngoài xinh đẹp, đang từng bước thành đạt trong công việc và là đối tượng theo đuổi của nhiều anh chàng trong lẫn ngoài công ty “trồng cây si”. Những tưởng, cô không khó để tìm được ý chung nhân cho mình, nhưng cô lại chưa bao giờ động lòng với một ai, ngược lại rất thích thú làm một cô gái “độc thân kiêu hãnh”. Nhiều người nghĩ cô chảnh, nhưng chỉ những người cực kì thân thiết mới biết Chi vốn không hào hứng với việc tìm kiếm những mối quan hệ yêu đương.
 
Đó là một trong số nhiều khách hàng thuộc đối tượng thanh niên có đủ đầy mọi thứ, chỉ thiếu tình yêu của chị Vũ Nguyệt Ánh.
 
Sau làm việc 6 năm trong lĩnh vực dịch vụ hẹn hò nên Vũ Nguyệt Ánh nắm được nhiều thông tin của những thanh niên “lười yêu”. Chị tiết lộ trong mạng lưới dịch vụ hẹn hò mà mình tạo lập, phần lớn thành viên “lười yêu” đều là những thanh niên có học vấn, thành đạt: 37% thành viên là cựu du học sinh ở các nước phát triển, 51% là Thạc sĩ, Cử nhân tốt nghiệp các trường đại học lớn ở Việt Nam, 38% là lãnh đạo, quản lý ở các công ty, tập đoàn uy tín…
 
Giải mã bệnh
Vũ Nguyệt Ánh - người sáng lập ứng dụng hẹn hò Rudicaf tại Việt Nam
 
Theo chị Ánh, nguyên nhân chủ yếu khiến họ lười yêu là bởi quá bận rộn với công việc và đang say sưa trên hành trình khẳng định bản thân, tìm cách thăng tiến trong sự nghiệp. Mặt khác, thanh niên thời nay muốn hưởng thụ cuộc sống theo cách mình thích và chưa muốn ràng buộc bản thân bởi bất cứ điều gì.
 
Nếu yêu một ai đó, họ phải thích nghi với những tính xấu của đối phương, phải có trách nhiệm với nhau, khi kết hôn và sinh con thì lại thêm trách nhiệm với gia đình. Họ không nhìn thấy một khoảng trống thời gian nào cho mình nữa. Đó là một áp lực rất lớn. Bởi những lý do đó, ngày càng nhiều thanh niên lười yêu, lười kết hôn. Sự hẹn hò chỉ dừng lại là gặp gỡ và làm quen thêm một người. Để trở thành một mối quan hệ sâu hơn và có những cam kết, trách nhiệm thì nhiều người chưa sẵn sàng.
 
Chị Ánh chia sẻ: “Nhiều khách hàng đến gặp tôi với những sự mơ hồ trong tiêu chí chọn lựa đối phương. Họ không biết mình muốn gì, liệt kê tiêu chí tràn lan và nhiều khi chúng trở nên mâu thuẫn”.
 
Hệ lụy vì “lười yêu”
 
Nói về nguyên nhân của tình trạng nhiều bạn trẻ có sự nghiệp, xinh đẹp lại lười yêu, lười lập gia đình, chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Mùi, nguyên giảng viên khoa Tâm lý sư phạm, đại học sư phạm Hà Nội, người có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn về tình yêu, hôn nhân cho rằng, do một số bạn đặt tiêu chí quá nhiều.
 
Các bạn muốn vợ/chồng tương lai phải có nhà, có xe, có công ăn việc làm ổn định, bằng này cấp nọ. Nhiều bạn khi gặp cơ hội lại muốn phấn đấu đạt sự nghiệp, thăng chức rồi mới quyết định chuyện tình cảm. Nếu cứ ngồi tính toán thiệt hơn, đòi hỏi cầu toàn như vậy, thì lúc nào mới lấy được vợ, được chồng? Một nguyên nhân nữa là sợ yêu phải kẻ bội bạc, không chung thủy, lúc lấy chồng thì sợ gia đình không hạnh phúc, sinh con sẽ bị tàn phai nhan sắc… Thế nhưng, nếu cứ dùng dằng chọn lựa rồi sợ hãi, bao nhiêu cơ hội qua đi, thì lúc nào các bạn mới tìm được hạnh phúc?
 
Việc yêu hay không yêu, đón nhận hay chối bỏ tình yêu là tùy thuộc vào mỗi người. Thế nhưng, nếu cứ duy trì quan điểm ngại yêu, lười làm quen, kết bạn thì sẽ để lại nhiều hậu quả với chính bản thân, gia đình và xã hội.
 
Chuyên gia Nguyễn Thị Mùi cũng cho rằng, sự “lười yêu” khiến những cảm xúc, rung động vốn dĩ phải có của tuổi trẻ sẽ bị kìm kẹp, chôn vùi. Điều này sẽ khiến cho các bạn trẻ khó khăn trong tình yêu, ít có cơ hội tiến đến hôn nhân. Khi đã quá tuổi hẹn hò, các bạn trẻ sẽ rơi vào tình thế “cao không tới thấp không thông”, càng khó để tìm đối tượng kết hôn. Đó là chưa kể, nếu kết hôn quá muộn sẽ ảnh hưởng đến việc sinh nở cũng không có lợi. Mặt khác, gia đình cũng phải chịu ảnh hưởng vì phải lo lắng, giục giã con em mình yêu đi. Điều đó tạo thành áp lực lớn đè nặng lên tinh thần bố mẹ và con cái, tạo ra không khí căng thẳng, thậm chí là bất hòa trong gia đình.
 
Chính vì thế, vô hình chung nhiều bạn trẻ bỏ quên những tác dụng tuyệt vời của việc hẹn hò. Vũ Nguyệt Ánh động viên các bạn trẻ hãy nghĩ rằng, việc hẹn hò không phải để tìm ngay một đối tác tiến tới kết hôn, mà trước tiên để thấy cuộc sống này phong phú, có muôn hình vạn trạng những người tài giỏi, đáng yêu, đáng để làm quen, kết bạn…

Mai Chi

Tin cùng chuyên mục

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.
Chị chồng ở nhà bên

Chị chồng ở nhà bên

(PNTĐ) - Căn hộ nhà chị Huyền ngay sát vách, mẹ chồng bảo: "Vợ chồng trẻ ở gần chị gái, tiện nhờ cậy nhau". Lúc đó, Linh thấy hợp lý, nhưng sống gần nhau rồi cô mới thấy nhiều điều phức tạp.
Nhà có hai con gái

Nhà có hai con gái

(PNTĐ) - Ngày đó, khi sinh ra chị Bơ là con gái, mẹ đã thầm nghĩ: “Không sao, vẫn còn... 1 suất sinh nữa”. Nhưng đến khi có thêm em Bắp cũng là... con gái, thì mẹ từng cảm thấy hụt hẫng trong lòng.
Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

(PNTĐ) - Gần đây, không ít gia đình phải đối diện với “cơn sóng ngầm” đầy thách thức: Tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng trẻ hóa và diễn biến phức tạp, gióng lên hồi chuông cảnh báo về những vết rạn trong mối quan hệ gia đình, đặt ra bài toán cấp thiết về trách nhiệm định hướng, chở che con trẻ trước những vấp ngã nhỏ có nguy cơ trở thành những hệ lụy khôn lường.
Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

(PNTĐ) - Diễn đàn “Trẻ cậy cha, già cậy ai?” nhận được nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, trong xã hội hiện đại, cả cha mẹ và con cái nên thay đổi quan niệm cha mẹ về già phải cậy con, mà hãy nên chủ động tương lai, chuẩn bị cuộc sống tự do, tự tại, dành một khoản tiền để dưỡng già, bởi con cái cũng phải lo tương lai của chúng.