Giữ lửa hôn nhân: Hôn nhân không khuôn mẫu và quyền được hạnh phúc

MAI CHI
Chia sẻ

(PNTĐ) -Để cha mẹ chấp nhận con mình là người đồng tính là hành trình vô cùng gian nan và áp lực. Có những gia đình mãi mãi không thể chấp nhận. Bởi đứng giữa việc con không bị tổn thương và cái gật đầu chấp nhận của cả gia đình, dòng họ, thật sự rất khó khăn.

Giữ lửa hôn nhân: Hôn nhân không khuôn mẫu và quyền được hạnh phúc - ảnh 1
Các nghệ sỹ có sức ảnh hưởng lớn hưởng ứng chiến dịch “Tôi đồng ý” Ảnh: BTC

Mọi tình yêu đều đáng được trân trọng
Sau khi Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi năm 2014 bỏ “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính”, chỉ quy định “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”, những đám cưới cùng giới của các cặp đôi LGBT đồng tính, song tính, chuyển giới đã xuất hiện. Từ đó, xã hội, gia đình đã phần nào có sự nhìn nhận “bao dung” hơn với những cuộc hôn nhân không khuôn mẫu này. 

Tại chương trình khởi động chiến dịch “Tôi đồng ý” 2022, do Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE) cùng ISC (tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người đồng tính tại Việt Nam) tái khởi động lần thứ 8 với chủ đề “Hôn nhân không khuôn mẫu” đã thu hút nhiều nghệ sĩ, nhà văn, nhà báo… có sức ảnh hưởng tham gia và cùng lên tiếng “Tôi đồng ý” để ủng hộ cộng đồng LGBT mưu cầu hạnh phúc. Chỉ sau 3 ngày kêu gọi, Chiến dịch “Tôi đồng ý” 2022 đã kêu gọi được 1 triệu chữ ký ủng hộ hôn nhân không khuôn mẫu. Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019 Nguyễn Trần Khánh Vân bày tỏ: Là một người hoàn toàn ủng hộ quyền tự do bình đẳng của tất cả mọi người, Vân muốn truyền tải thông điệp rằng: Chúng ta sinh ra không được lựa chọn mình sẽ là ai, yêu ai, và bản dạng giới của mình là gì, và mọi người nên tôn trọng, cảm thông, chia sẻ, yêu thương nhau hơn. 

Nhà báo Hoàng Anh Tú, admin diễn đàn “Tiệm sửa chữa hôn nhân” cho rằng: “Nếu như chúng ta thông qua được hôn nhân cùng giới thì có thể thay đổi luôn cả những nhận thức bất bình đẳng giới ngay cả trong hôn nhân khác giới đang gặp phải”. Trong khi đó, NSND Bạch Tuyết cũng rất cởi mở với xu hướng hôn nhân này: “Hôn nhân thời đại mới là sự kết hợp giữa hai tâm hồn, hai thể chất, hai trí tuệ để sáng tạo ra những giá trị có ích”. 

Cùng thời gian này, Bộ Y tế có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; các cơ sở khám chữa bệnh... đặc biệt nhấn mạnh việc không coi đồng tính, song tính, chuyển giới là một bệnh. Bộ cũng yêu cầu khi tổ chức khám, chữa bệnh cho người đồng tính, song tính, chuyển giới phải bình đẳng, tôn trọng về giới tính, không phân biệt đối xử, kì thị. Đặc biệt, không coi đồng tính, song tính, chuyển giới là một bệnh, không can thiệp, ép buộc điều trị đối với các đối tượng này, nếu có chỉ là hỗ trợ về tâm lý và do người có hiểu biết về bản dạng giới thực hiện. Đối với những người LGBT, động thái này của Bộ Y tế thật sự là một niềm vui lớn, là một dấu mốc quan trọng khẳng định sự bình đẳng của cộng đồng này, rằng đồng tính không hề là lệch lạc, méo mó. 

Mong mỏi lớn nhất của cha mẹ là hạnh phúc của con
Có lẽ, không ai day dứt, trăn trở khi con em mình có tình yêu, hôn nhân đồng giới bằng những người làm cha, làm mẹ. “Khi con ra mắt người yêu, mong muốn một mái ấm hạnh phúc với người mình thương, một lần nữa áp lực lại cuồn cuộn”. Đó là những lời tâm sự của bà Nguyễn Lang Mộng - trưởng nhóm Hội cha mẹ và phụ huynh của người đồng tính, khi nói về áp lực của những người cha, người mẹ “để con được hạnh phúc”. “Suy cho cùng, hạnh phúc của con cái chính là điều mà bất cứ bố mẹ nào cũng mong mỏi. Sự nhìn nhận, công nhận của xã hội dành cho cộng đồng LGBT đã ngày một tiến bộ, nhân văn. Tôi hy vọng, một ngày không xa, hôn nhân đồng giới sẽ được công nhận”.

Ước mong ấy có lẽ vẫn còn xa. Và với những cặp đôi đồng tính, đó vẫn chưa phải là tất cả điều họ mong đợi. Bởi khó khăn, thách thức cho họ vẫn còn rất nhiều. Minh và Hoàng - cặp đôi đồng giới đã chung sống với nhau 10 năm, kể rằng, dù đã chọn là gia đình của nhau, gắn bó, quan tâm, lo lắng cho nhau từng chút một, nhưng vì chưa được công nhận là vợ chồng, nên họ chưa thể đại diện cho nhau để làm một điều gì đó. “Nếu một trong hai người phải vào bệnh viện và buộc phải có người thân ký cam kết cho một cuộc phẫu thuật quan trọng, người còn lại không thể ký được vì chẳng có quyền gì”. 

Chị Ngô Lê Phương Linh - đại diện Ban tổ chức chiến dịch “Tôi đồng ý” cho biết vì chưa được hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới nên các cặp đôi cùng giới vẫn gặp phải nhiều trở ngại về thủ tục pháp lý như giấy tờ, sở hữu và chưa thể là đại diện hợp pháp cho người yêu, bạn đời. 

Dù vậy, những người cha, người mẹ có con là người đồng tính vẫn mong mỏi một ngày cả xã hội và pháp luật đổi thay, để tình yêu của con cái họ thực sự được bình đẳng. Cái gì không theo khuôn mẫu, tất nhiên thường mất công hơn để làm nên hình hài. Như chia sẻ của ông Lương Thế Huy, Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE): Những người yêu thương nhau sẽ hoàn toàn có thể tạo nên những cuộc hôn nhân, gia đình không theo khuôn mẫu: Gia đình không con, gia đình bố/mẹ đơn thân, gia đình nhiều thế hệ, gia đình khuyết thế hệ, gia đình LGBT, gia đình cộng đồng. Hôn nhân không khuôn mẫu hay được xem là vấn đề không ai mong muốn, là sự bất hạnh, khó khăn, rắc rối… Nhưng nếu nhìn nó bằng sự nhân văn, khách quan hơn, ta sẽ thấy nhân không khuôn mẫu giúp bất kì ai cũng có thể mưu cầu được hạnh phúc cá nhân, củng cố các kết nối xã hội, giải quyết các tiền đề của bất bình đẳng...

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Khổ vì mẹ chồng hay... soi

Khổ vì mẹ chồng hay... soi

(PNTĐ) - Từ ngày có mẹ chồng lên ở cùng, Trang nhàn hẳn việc chăm con và dọn dẹp nhà cửa. Thế nhưng, sự soi mói, để ý của bà khiến cuộc sống của cô trở nên ngột ngạt.
Bế tắc khi xác định cha cho con ngoài giá thú

Bế tắc khi xác định cha cho con ngoài giá thú

(PNTĐ) - Khi ra đời, lẽ ra được quyền có đủ cả cha và mẹ nhưng những đứa trẻ ấy lại phải ngậm ngùi mang danh “con ngoài giá thú”. Bỏ qua trường hợp người phụ nữ chủ động chọn làm mẹ đơn thân nhờ sự giúp đỡ của y học, các em là kết quả của mối quan hệ yêu đương “ngoài luồng”, người bố sau cuộc vui thì “quất ngựa truy phong”... Trong khi đó, việc “xác định bố cho con” vô cùng khó khăn vì không đủ chứng cứ, nếu xác định được thì người mẹ cũng vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình.
“Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê“

“Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê“

(PNTĐ) - Ly hôn là giải pháp cuối cùng cho một cuộc hôn nhân không còn tiếng nói chung. Tuy nhiên, nhiều cặp vợ chồng trẻ, khi mới chỉ xảy ra mâu thuẫn nhỏ nhặt, thay vì tìm cách hàn gắn  hạnh phúc, ngồi lại với nhau để tìm giải pháp thì lại vội vã chọn ly hôn...