Giúp con biết yêu thương bằng nhạc kịch

ĐAN CHI
Chia sẻ

(PNTĐ) -Nghệ thuật giúp xoá nhoà mọi rào cản về ngôn ngữ, ngoại hình, tuổi tác, tính cách khác biệt của mỗi cá nhân, khơi dậy lòng hướng thiện và gắn kết mọi người lại gần nhau hơn. Tinh thần đó thể hiện khá rõ trong bộ môn nghệ thuật nhạc kịch.

2 ngày cuối tuần 15 và 16/4/2023, thiếu nhi Thủ đô đã có một điểm hẹn rất thú vị tại Nhà hát Âu Cơ (phố Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa) để thưởng thức vở nhạc kịch "Đồng cỏ hòa ca", vở nhạc kịch dành cho trẻ em hiếm hoi xuất hiện sau 2 năm chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Giúp con biết yêu thương bằng nhạc kịch - ảnh 1
Toàn cảnh vở nhạc kịch Đồng cỏ hòa ca

 

Nhạc kịch Đồng cỏ hòa ca được tổ chức bởi 3 đơn vị làTrung tâm Đào tạo và Nghệ thuật FFC; Chương trình giáo dục Âm nhạc Cremusic và Trung tâm tiếng Anh Ms. Luna English cùng hai nhà tài trợ chương trình là TIEO Media và Công ty TNHH Dược phẩm Mỹ phẩm Nhật Minh Dương. Nội dung nhạc kịch xoay quanh 13 “nhân vật chính” sinh sống ở đồng cỏ, những loài vật gần gũi với trẻ nhỏ như nhạc trưởng Dế Mèn, ca sĩ kiêm MC Đom Đóm, rapper Dế Còi cùng Dế Mập, vũ công ngàn cân Voi Còi và Hà Mã, tay trống Ếch Cốm, nhạc công Chuột Nhắt, nhân tố bí ẩn Cóc Tía, cặp bài trùng Sâu Anh, Sâu Em…

Câu chuyện lấy cảm hứng từ cuốn sách cùng tên của tác giả Kat Ha, được xây dựng với cách kể chuyện lồng ghép “show nằm trong show”. Tại đồng cỏ xanh, nơi cứ mỗi đầu mùa hạ, khi những nhánh cỏ uống no giọt mưa đầu mùa và vươn lên mơn mởn, cây cối đâm chồi nảy lộc cũng là lúc muôn loài tổ chức hòa ca. Đồng hành với các cư dân từ khi chuẩn bị cho tới đêm biểu diễn Đồng Cỏ Hòa Ca, khán giả sẽ được hòa mình theo những giai điệu trong trẻo, vui tươi qua những màn biểu diễn múa ba lê, nhảy hiện đại, nhảy hiphop hay những màn đồng ca, hợp xướng, độc tấu và hòa tấu nhạc cụ… do chính 268 diễn viên nhí nhập vai.

Giúp con biết yêu thương bằng nhạc kịch - ảnh 2
Nhạc kịch được xem là loại hình nghệ thuật chứa đựng nhiều giá trị nhân văn 

 

Gần 70 phút diễn ra vở nhạc kịch là khoảng thời gian các bạn nhỏ và phụ huynh được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc về thế giới “thần tiên” của thiên nhiên, loài vật. Không gian ngập tràn sắc hoa và hương thơm quyến rũ như đưa khán giả trở về một vùng quê rộng có đồng cỏ thơm mát, trong lành. Cảm xúc lâng lâng nhất là khi sân khấu tắt lịm, Đom Đóm đứng một góc sáng lung linh trên sân khấu, hàng chục bạn đom đóm nhỏ khác chạy xuống khán đài tối đen, vừa cầm đèn nhỏ vừa tung thứ mùi hương thơm nức khắp khán phòng. Theo ban tổ chức, mùi hương thơm ngát của đồng cỏ chính là món quà đến từ Công ty TNHH Dược phẩm Mỹ phẩm Nhật Minh Dương- nhà tài trợ đã luôn đồng hành cùng vở nhạc kịch trong các buổi công diễn chính thức. Xuyên suốt 8 màn kịch là sự cộng hưởng ăn ý của dàn âm thanh rõ nét, bối cảnh sân khấu rực rỡ đủ màu.

Bà Quyên Trần - Chủ nhiệm chương trình nhạc kịch “Đồng cỏ hòa ca” cho biết: Lựa chọn nhạc kịch - một loại hình sân khấu kết hợp nhiều hình thức trình diễn để truyền tải những thông điệp của tư duy giáo dục hiện đại là một việc khó. Trong “Đồng cỏ hòa ca”, diễn viên chính không chỉ cần có khả năng diễn xuất mà còn phải đảm bảo yêu cầu về chuyên môn tương ứng với vai diễn như múa ba lê, hát, nhảy hiphop, chơi trống… Đây thực sự là thách thức không nhỏ ngay cả đối với diễn viên người lớn, trong khi gần như toàn bộ diễn viên chính và phụ của vở nhạc kịch đều là trẻ em, đòi hỏi tinh thần và phương pháp làm việc vô cùng linh hoạt, tỉ mỉ...

Giúp con biết yêu thương bằng nhạc kịch - ảnh 3
268 diễn viên nhí đã cùng hòa nhịp vào từng nhịp điệu của vở nhạc kịch

 

Và để có được sự tề tựu này, ekip đã không ít lần làm khó nhau bởi sự va đập của cá tính, tiêu chuẩn, cùng những quan điểm không phải lúc nào cũng khớp, nhưng đúng như tinh thần của vở diễn, nghệ thuật có thể kết nối, hàn gắn và xoa dịu để mỗi người tự dàn xếp cái Tôi cá nhân của mình để tiến tới cái Ta chung. Những khác biệt về tính cách hay bộ môn nghệ thuật được kết nối và hòa quyện với nhau bằng âm nhạc. Nghệ thuật giúp xóa nhòa mọi rào cản về ngôn ngữ, ngoại hình, tuổi tác, tính cách khác biệt của mỗi cá nhân, khơi dậy lòng hướng thiện và gắn kết mọi người lại gần nhau hơn. "Với tinh thần đó, chúng tôi mong muốn truyền tải một thông điệp không mới nhưng vẫn luôn là niềm đau đáu của những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và nghệ thuật, đó là ý nghĩa của việc tôn trọng sự khác biệt, khuyến khích mỗi người khám phá đam mê, tự tin thể hiện năng lực của bản thân, biết yêu thương, chia sẻ và nâng đỡ nhau để cùng tỏa sáng”, bà Quyên Trần nói.

Chia sẻ về vở kịch, NSND Quốc Chiêm, nguyên PGD Sở VHTT Hà Nội, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội bày tỏ: “Tôi phải khẳng định luôn là tôi rất thích chương trình này, với tư cách là một khán giả. Từ thiết kế sân khấu, dàn dựng, đạo diễn, âm nhạc, phục trang... các bạn làm rất chuyên nghiệp, đặc biệt là bối cảnh sân khấu đều được làm thủ công xứng đáng cho 10 điểm”.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.
Chị chồng ở nhà bên

Chị chồng ở nhà bên

(PNTĐ) - Căn hộ nhà chị Huyền ngay sát vách, mẹ chồng bảo: "Vợ chồng trẻ ở gần chị gái, tiện nhờ cậy nhau". Lúc đó, Linh thấy hợp lý, nhưng sống gần nhau rồi cô mới thấy nhiều điều phức tạp.
Nhà có hai con gái

Nhà có hai con gái

(PNTĐ) - Ngày đó, khi sinh ra chị Bơ là con gái, mẹ đã thầm nghĩ: “Không sao, vẫn còn... 1 suất sinh nữa”. Nhưng đến khi có thêm em Bắp cũng là... con gái, thì mẹ từng cảm thấy hụt hẫng trong lòng.
Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

(PNTĐ) - Gần đây, không ít gia đình phải đối diện với “cơn sóng ngầm” đầy thách thức: Tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng trẻ hóa và diễn biến phức tạp, gióng lên hồi chuông cảnh báo về những vết rạn trong mối quan hệ gia đình, đặt ra bài toán cấp thiết về trách nhiệm định hướng, chở che con trẻ trước những vấp ngã nhỏ có nguy cơ trở thành những hệ lụy khôn lường.
Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

(PNTĐ) - Diễn đàn “Trẻ cậy cha, già cậy ai?” nhận được nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, trong xã hội hiện đại, cả cha mẹ và con cái nên thay đổi quan niệm cha mẹ về già phải cậy con, mà hãy nên chủ động tương lai, chuẩn bị cuộc sống tự do, tự tại, dành một khoản tiền để dưỡng già, bởi con cái cũng phải lo tương lai của chúng.