Giúp con giảm áp lực mùa thi cử

Chia sẻ

Mùa thi đại học đang đến, các học sinh, sinh viên chuẩn bị “vượt ải”. Trong số đó, rất nhiều trẻ thấy áp lực, lo lắng, căng thẳng. Lúc này, chính sự quan tâm, chăm sóc đúng cách của cha mẹ sẽ giúp con có thêm độnglực và phấn đấu để vượt qua căng thẳng.

Nguyên nhân khiến trẻ dễ căng thẳng vào mùa thi

Năm nào cũng vậy, cứ cận kề mùa thi là các chuyên gia chuyên khoa thần kinh lại tiếp nhận khám cho nhiều trường hợp stress quá mức do học hành. Có trường hợp các em học bao nhiêu quên hết bấy nhiêu khiến phụ huynh hoang mang, lo lắng.

Cha mẹ đừng tạo áp lực cho con trong mùa thiCha mẹ không nên tạo áp lực cho con trong mùa thi.

Bên cạnh đó, nhiều thí sinh ăn không ngon, bỏ bữa, rối loạn tiêu hóa hay ngủ trễ, mất ngủ khiến sức khỏe yếu đi. Hậu quả đoán trước được là thí sinh sẽ làm bài không tốt khiến bao nhiêu cố gắng trở thành công cốc.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ dễ căng thẳng và áp lực vào mùa thi. Cụ thể như: Điểm học tập hàng ngày thấp đến kì thi bắt buộc phải đạt kết quả cao mới qua môn càng làm cho trẻ chịu nhiều áp lực hơn. Trong khi đó, bố mẹ quá bận rộn công việc, không chia sẻ với con về những khó khăn phía trước. Nhiều bạn trẻ chưa tìm được phương pháp học tập hiệu quả nên nhanh quên.

Thậm chí, nhiều phụ huynh lại đòi hỏi, kỳ vọng quá nhiều ở con, không chấp nhận năng lực thực sự của con, ép con phải đặt được những mong muốn của cha mẹ… Có phụ huynh còn so sánh con mình với các bạn khác trong lớp, bắt học hoặc lựa chọn những ngành nghề, môn học mà con không thích hoặc chỉ trích con vì học kém mà không cảm thông cho con, càng khiến cho trẻ lo lắng gây nên những căng thẳng không thể nào giải tỏa được.

Cha mẹ giúp con định hướng cách học hiệu quả

Theo các chuyên gia tâm lý, sự quan tâm của phụ huynh ở giai đoạn này cần rất khéo léo và tế nhị đi kèm với sự đồng cảm trạng thái tâm lý bất thường của con. Phụ huynh nên động viên con nhẹ nhàng thay vì trực tiếp hỏi con và sau đó phản ứng tiêu cực lại với phản ứng của con; trò chuyện, tâm sự, vui đùa…

Bên cạnh đó, cha mẹ đừng quá đặt kỳ vọng vào con mà hãy để con chia sẻ với mình những điều lo lắng trong thi cử. Hãy để con lựa chọn theo ý của mình về ngành nghề, trường học mà con thích. Đừng bắt ép học liên tục, không chỉ không hiệu quả mà còn khiến cho bộ não làm việc quá nhiều, dẫn đến việc quá tải.

Quan trọng hơn, cha mẹ hãy bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con trong mùa thi. Các em cần ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước, cung cấp đầy đủ vitamin A, D, E, chất sắt, nên ăn thêm trái cây, sữa, đậu - hạt. Hạn chế sử dụng nước uống giải khát có đường, kẹo, kem... ngay trước các buổi học; không lạm dụng trà, cà phê để thức khuya vì có thể khiến thần kinh bị kích thích. Nếu cần thiết, cha mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng tăng cường cho não theo hướng dẫn của bác sỹ để đầu óc tỉnh táo, không bị buồn ngủ và giảm sự kém tập trung.

Ngoài ra, nếu thấy các dấu hiệu bất ổn trong hành vi, lời nói của con như: vã mồ hôi, hồi hộp đập trống ngực, tim đập nhanh, cảm giác buồn nôn, đau bụng, muốn đi vệ sinh, run tay chân, ngủ kém, cảm giác đau đầu, đau các cơ. Cảm xúc không ổn định: khóc lóc, lo lắng, bồn chồn, bứt rứt, khó chịu, đứng ngồi không yên…, bố mẹ cần phải đưa ngay con mình đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm lý để được khám, tư vấn và có hướng điều trị thích hợp.

QUỲNH AN

Tin cùng chuyên mục

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.
Chị chồng ở nhà bên

Chị chồng ở nhà bên

(PNTĐ) - Căn hộ nhà chị Huyền ngay sát vách, mẹ chồng bảo: "Vợ chồng trẻ ở gần chị gái, tiện nhờ cậy nhau". Lúc đó, Linh thấy hợp lý, nhưng sống gần nhau rồi cô mới thấy nhiều điều phức tạp.
Nhà có hai con gái

Nhà có hai con gái

(PNTĐ) - Ngày đó, khi sinh ra chị Bơ là con gái, mẹ đã thầm nghĩ: “Không sao, vẫn còn... 1 suất sinh nữa”. Nhưng đến khi có thêm em Bắp cũng là... con gái, thì mẹ từng cảm thấy hụt hẫng trong lòng.
Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

(PNTĐ) - Gần đây, không ít gia đình phải đối diện với “cơn sóng ngầm” đầy thách thức: Tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng trẻ hóa và diễn biến phức tạp, gióng lên hồi chuông cảnh báo về những vết rạn trong mối quan hệ gia đình, đặt ra bài toán cấp thiết về trách nhiệm định hướng, chở che con trẻ trước những vấp ngã nhỏ có nguy cơ trở thành những hệ lụy khôn lường.
Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

(PNTĐ) - Diễn đàn “Trẻ cậy cha, già cậy ai?” nhận được nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, trong xã hội hiện đại, cả cha mẹ và con cái nên thay đổi quan niệm cha mẹ về già phải cậy con, mà hãy nên chủ động tương lai, chuẩn bị cuộc sống tự do, tự tại, dành một khoản tiền để dưỡng già, bởi con cái cũng phải lo tương lai của chúng.