Kéo chồng cùng chăm tổ ấm

Bài và ảnh: Trâm Anh
Chia sẻ

(PNTĐ) -Người phụ nữ nào khi xuất giá, cũng mong lấy được người chồng tử tế, yêu thương vợ con, cùng mình san sẻ việc gia đình. Song, làm thế nào để các bà vợ kéo chồng về phía mình cũng là một nghệ thuật.

Kéo chồng cùng chăm tổ ấm - ảnh 1

Những ngày qua, cộng đồng mạng “phát sốt” với câu chuyện kể của chị Dương Thị Tường Vy (sống tại Hà Nội) về “người chồng nhân dân” của mình. Bởi từ lúc lấy nhau, chồng chị đã thay đổi, từ một người vô tâm trở thành người đàn ông của gia đình. Tường Vy là một bà mẹ 27 tuổi. Chị từng ở nhà 2 năm liền để trông con, một mình chồng đi làm. “Anh ấy đi làm ngày 8 tiếng, trưa nào cũng tranh thủ về ăn cơm với vợ rồi nghỉ trưa 30 phút lại đi làm. Lúc nào anh ấy cũng bảo anh ăn gì cũng được, miễn là vợ nấu. Anh không nề hà công việc bẩn thỉu hay dọn dẹp giúp vợ, vợ ốm mệt sẵn sàng lau nhà cửa, tắm cho con”- Tường Vy chia sẻ trên mạng xã hội

Hỏi Tường Vy, liệu chồng chị có lúc nào lười biếng không? “Có chứ! Rất nhiều lúc vợ phải ỉ ôi, ngọt ngào gọi dọn nhà anh ơi, giặt đồ anh ơi. Anh ấy nghe xong nhưng chẳng nổi cáu, bảo vợ đợi anh chơi nốt ván game rồi làm”. Chị Tường Vy vui vẻ đợi, và kết quả là nhà được dọn, đồ được giặt.

Có một điều chị Vy ghi nhận ở chồng mình là “anh ấy chăm con rất cẩn thận. Còn nhớ hồi đi du lịch Nha Trang, Đà Lạt, bé đầu nhà mình mới 11,5 tháng tuổi. Mình bị sai thông tin vé máy bay nên phải ở lại, anh ấy đã bế con lên máy bay ở chuyến trước đi cùng cả đoàn của cơ quan. Trên máy bay suốt chặng bay, chồng mình cho con gái ngủ, chơi, ăn bánh, không một tiếng khóc nào. Lúc mẹ cháu bay chuyến sau đặt chân xuống mặt đất nhìn thấy 2 bố con vẫn cười toe”. Chị nói tiếp: “Mình còn nhớ, suốt cái thời 4 năm trước yêu nhau vô tâm vô tư lắm, nhưng lấy nhau về rồi thì thương vợ. Vợ chửa, béo lên 25kg mà anh ấy chưa từng chê vợ béo, chưa từng chê vợ xấu, già. Ai chê anh ấy cũng bảo cháu mất tiền mất gạo chăm vợ cháu béo, giờ mà gầy thì cháu hao tốn lắm. Đã 2 lần anh ấy trông con 7 tiếng để vợ đi làm tóc, bên con 7 tiếng mà không một tiếng giục vợ về. Tết nhất anh ấy cũng dắt vợ đi siêu thị, cùng vợ mua đồ đủ đầy biếu bố mẹ hai bên”. 

Chị Tường Vy cho rằng, trên hết đó là do bản thân người chồng ý thức được trách nhiệm của mình. Nhưng, sau đó còn là sự khéo léo, “dẫn dụ” của người vợ, biết khơi gợi, động viên chồng. Khi tổ ấm có sự yêu thương, lo lắng đến cả từ 2 phía thì sẽ bền lâu. 

Sự bình đẳng chính là mọi người cùng nhau trao yêu thương, giúp đỡ nhau vượt khó khăn, vợ chồng chung tay vun hạnh phúc… Đó là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Chủ tịch ban điều hành Diễn đàn kết nối nam giới vì bình đẳng giới và phát triển bền vững (VNMENNET). 

Còn theo TS. Trần Kiên - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS), một khảo sát của ISDS tiến hành trên 300 phụ nữ ở Hà Nội trong thời kỳ đại dịch Covid-19 vừa qua cho thấy, có đến 93% phụ nữ được phỏng vấn cho biết có trải nghiệm một trong các hình thức bạo lực không chỉ về thể xác mà còn tinh thần, kinh tế, thậm chí tình dục. Có lẽ, với những phụ nữ này, câu chuyện của chị Tường Vy chỉ là… cổ tích. 

Theo các chuyên gia, tình trạng bạo lực, đặc biệt là bạo lực trên cơ sở giới xuất hiện ngày một nhiều, phổ biến là do hoàn cảnh thực tiễn. Điều kiện kinh tế khó khăn, vấn đề cơm, áo, gạo, tiền nảy sinh dễ xảy ra vấn đề bạo lực gia đình, thậm chí bạo lực tinh thần ở cả hai giới. Thế nhưng, cũng là một thực tế, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, nhiều khi người chồng không muốn nói nhưng vợ cứ “tra hỏi”: Uống với ai, uống làm gì…, nhiều khi người đàn ông trở nên không đàng hoàng, yếu thế vì điều đó. 

Vì vậy, một lần nữa, các chuyên gia kêu gọi các bà vợ khéo là những người luôn đứng về phía các ông chồng, ghi nhận điểm tốt ở họ. Đừng chỉ chê và cáu giận với họ rồi lại trách sao chồng chẳng cùng mình chăm tổ ấm. 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.