Khi con sợ bị… phê bình

Chia sẻ

PNTĐ-Bố mẹ Hòa nhận thấy con trai không chịu nổi lời phê bình. Họ lo lắng trước thái độ tiêu cực của con mỗi lần bị bố mẹ nhắc nhở.

 
Khi con sợ bị… phê bình - ảnh 1
 Ảnh minh họa

 
Hòa là một cậu bé luôn xuất sắc trong học tập nên thường nhận được lời khen ngợi của mọi người. Song, bố mẹ em sợ con trai sẽ nảy sinh tính kênh kiệu, tự mãn, luôn tìm cách nhắc nhở, mỗi khi con có sai sót nào đó.
 
Tuy nhiên, lần nào bị bố mẹ nhắc nhở, Hòa cũng phản ứng lại. Dần dần, Hòa cảm thấy bố mẹ thật bất công. “Đôi khi trong đầu Hòa dấy lên sự hoài nghi “liệu mình có phải là con ruột của bố mẹ không? Sao họ chẳng bao giờ công nhận sự xuất sắc của mình, ngược lại còn phê bình, nhắc nhở như thế?”...
 
Bố mẹ Hòa cũng nhận thấy rõ tình trạng con trai không chịu nổi lời phê bình. Họ lo lắng trước thái độ tiêu cực của con mỗi lần bị bố mẹ nhắc nhở. 
 
Các chuyên gia giáo dục cho rằng việc bố mẹ biết rõ con không chấp nhận được sự phê bình nhưng vẫn cứ tiếp tục phê bình đến nơi đến chốn. Họ thậm chí còn tăng số lần nhắc nhở, phê bình cho tới khi con buộc phải chấp nhận điều đó mới thôi. Hoặc, bố mẹ nhận ra con không thể chịu được sự phê bình thì không làm. Con đã xuất sắc được người ngoài khen ngợi thì mình cũng khen. Hai biện pháp này đều sai lầm. 
 
Bố mẹ cần hiểu rằng khi con có thành tích, việc biểu dương khen ngợi nhiều quá sẽ khiến trẻ bị “ngộ độc” lời khen và dị ứng với sự phê bình, luôn có thái độ tiêu cực với sự chê bai, nhắc nhở.
 
Vì vậy, biện pháp khắc phục tính kiêu ngạo của trẻ không phải lời phê bình, nhắc nhở buộc con phải nhận sai lầm, mà là tạo ra tình huống để trẻ trải nghiệm mặt yếu của mình so với người khác.
 
Từ đó, con sẽ tự hiểu ra điểm yếu của mình. Đồng thời, con cũng tự nhận ra dù mình có giỏi xuất sắc được mọi người khen ngợi nhưng mình cũng có mặt yếu kém hơn các bạn. Tính tự kiêu, tự mãn của con theo đó cũng giảm dần. 
 
 
Việt Quỳnh 

Tin cùng chuyên mục

Chúng ta vẫn là vợ chồng nhé

Chúng ta vẫn là vợ chồng nhé

(PNTĐ) - Chiều dần buông. Ông Hòa ngồi thẫn thờ nhìn ra con đường nhỏ quanh co. Nơi đó, ông như thấy bóng dáng của người vợ tần tảo mỗi chiều đi chợ bán rau về trên chiếc xe đạp cà tàng. Chiếc xe với sự lo toan của bà đã thay ông nuôi đàn con trưởng thành.
Xe ôm “ông nội”

Xe ôm “ông nội”

(PNTĐ) - 4 đứa cháu ra đời khiến ông bà quay như chong chóng trong khi trước đó ông bà tuyên bố “con ai người đó lo, ông bà chỉ chơi chứ không chăm cháu”.
Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.