Khi nào thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu?

Chia sẻ

Sau 9 năm chung sống, vợ chồng tôi ly hôn vì hôn nhân không còn hạnh phúc. Khi ly hôn, Tòa xử con trai 7 tuổi sống cùng mẹ, còn bố có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con 3 triệu đồng/ tháng.

Khi nào thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu? - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Về tài sản chung, chúng tôi có hai căn hộ, thỏa thuận chia mỗi người một căn. Gần một năm sau ly hôn, chồng cũ của tôi tái hôn và không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Tôi tìm đến đòi thì vợ mới của anh mang ra giấy tờ anh chuyển nhượng tài sản riêng cho vợ mới. Cô ta nói bây giờ chồng cũ của tôi không có tài sản nên chẳng có tiền cấp dưỡng cho con. Sau này, con trai tôi cũng không có quyền thừa hưởng tài sản của bố nữa.

Tôi nghe nói trong một số trường hợp, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng sẽ bị vô hiệu. Vậy xin hỏi Quý báo, trường hợp thỏa thuận chuyển nhượng tài sản của chồng cũ tôi và vợ mới có bị vô hiệu hay không? Cụ thể, những trường hợp nào thỏa thuận tài sản của vợ chồng sẽ bị vô hiệu?

Lehongnhung19@yahoo.com

Theo Điều 6 của Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình số 01/2016 (ngày 6/1/2016) của Tòa án NDTC, Viện KSND - Bộ Tư pháp quy định việc xác định thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu như sau.

1. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có thể bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần.

a) Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.b) Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị tuyên bố vô hiệu một phần thì các nội dung không bị vô hiệu vẫn được áp dụng; đối với phần nội dung bị vô hiệu thì các quy định tương ứng về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.

2. Tòa án quyết định tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu khi thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Hôn nhân và Gia đình, lưu ý một số trường hợp sau đây:

a) Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu do vi phạm quyền được bảo đảm chỗ ở của vợ, chồng quy định tại Điều 31 và điểm b khoản 1 Điều 50 của Luật Hôn nhân và Gia đình là trường hợp thỏa thuận đó cho phép một bên được quyền định đoạt nhà ở là nơi ở duy nhất của vợ chồng dẫn đến vợ, chồng không có chỗ ở, hoặc không bảo đảm chỗ ở tối thiểu về diện tích, điều kiện sinh hoạt, an toàn, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về nhà ở.

b) Nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu do vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và các thành viên khác của gia đình quy định tại điểm c khoản 1 Điều 50 của Luật Hôn nhân và gia đình là trường hợp thỏa thuận đó nhằm trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng quy định từ Điều 110 đến Điều 115 của Luật Hôn nhân và Gia đình, hoặc để tước bỏ quyền thừa kế của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc vi phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của cha, mẹ, con và các thành viên khác của gia đình đã được Luật Hôn nhân và Gia đình và pháp luật khác có liên quan quy định.

Ví dụ, trường hợp của chồng cũ bạn đang có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con trai. Sau đó, chồng cũ của bạn kết hôn với vợ mới, và thỏa thuận chuyển giao toàn bộ tài sản của mình cho vợ mới. Do đó, không còn tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con trai chưa thành niên. Trong trường hợp này thỏa thuận về tài sản giữa chồng cũ của bạn và vợ mới bị vô hiệu.

Chiếu theo quy định trên, chồng bạn vẫn phải có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con đến khi con đủ 18 tuổi theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. Nếu anh ta không thực hiện, bạn có thể gửi đơn khởi kiện để đảm bảo quyền lợi cho con.

BÁO PHỤ NỮ THỦ ĐÔ

Tin cùng chuyên mục

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.
Chị chồng ở nhà bên

Chị chồng ở nhà bên

(PNTĐ) - Căn hộ nhà chị Huyền ngay sát vách, mẹ chồng bảo: "Vợ chồng trẻ ở gần chị gái, tiện nhờ cậy nhau". Lúc đó, Linh thấy hợp lý, nhưng sống gần nhau rồi cô mới thấy nhiều điều phức tạp.
Nhà có hai con gái

Nhà có hai con gái

(PNTĐ) - Ngày đó, khi sinh ra chị Bơ là con gái, mẹ đã thầm nghĩ: “Không sao, vẫn còn... 1 suất sinh nữa”. Nhưng đến khi có thêm em Bắp cũng là... con gái, thì mẹ từng cảm thấy hụt hẫng trong lòng.
Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

(PNTĐ) - Gần đây, không ít gia đình phải đối diện với “cơn sóng ngầm” đầy thách thức: Tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng trẻ hóa và diễn biến phức tạp, gióng lên hồi chuông cảnh báo về những vết rạn trong mối quan hệ gia đình, đặt ra bài toán cấp thiết về trách nhiệm định hướng, chở che con trẻ trước những vấp ngã nhỏ có nguy cơ trở thành những hệ lụy khôn lường.
Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

(PNTĐ) - Diễn đàn “Trẻ cậy cha, già cậy ai?” nhận được nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, trong xã hội hiện đại, cả cha mẹ và con cái nên thay đổi quan niệm cha mẹ về già phải cậy con, mà hãy nên chủ động tương lai, chuẩn bị cuộc sống tự do, tự tại, dành một khoản tiền để dưỡng già, bởi con cái cũng phải lo tương lai của chúng.