Diễn đàn “Trụ cột gia đình thời hiện đại”:

Không nên đặt gánh nặng lên vai một người

Chia sẻ

(PNTĐ) -Một gánh nặng nếu đặt lên vai một người thì sẽ nhọc nhằn và quá tải, nhưng nó sẽ nhẹ hơn nếu hai người cùng san sẻ gánh vác. Cũng giống như vai trò trụ cột gia đình, nếu vợ chồng cùng chung tay, gánh nặng sẽ không dồn lên một ai, hạnh phúc cũng vững vàng hơn.

Không nên đặt gánh nặng lên vai một người - ảnh 1
Trong gia đình, vợ chồng cùng gánh vác vai trò trụ cột để hạnh phúc bền vững  Ảnh minh họa

Vợ chồng đều phải chung lưng gánh vác
Lâu nay, chúng ta vẫn theo quan niệm truyền thống “trụ cột gia đình” do một người đảm nhận, và nó sẽ gắn liền với quyền lực cũng như trách nhiệm của người làm trụ cột. Vô hình chung, gánh nặng trụ cột luôn nặng nề trên vai một người, khiến họ bị quá tải và gặp nhiều áp lực trong cuộc sống. Đây cũng là lý do nhiều đàn ông hiện đại than vãn về áp lực trụ cột gia đình mà họ đang gánh vác, đặc biệt là áp lực trụ cột kinh tế khi đời sống vật chất được coi trọng hơn trước đây.  

Cá nhân tôi cho rằng, bất kỳ một gánh nặng nào cũng không nên dồn lên cho một người gánh. Vì điều đó ít khi đem lại hiệu quả tốt đẹp. Và trong gia đình, điều này càng không nên, bởi khi chồng hay vợ phải đảm nhiệm gánh nặng ấy một mình, hôn nhân sẽ không bao giờ hạnh phúc, tổ ấm theo đó khó bình yên. Nhưng nếu vợ chồng cùng nhau san sẻ gánh nặng ấy, ngôi nhà sẽ trở nên vững chãi hơn bởi sự chung tay, đồng lòng của họ. Vì vậy, tôi không tán thành sự mặc định vai trò trụ cột gia đình là của đàn ông nắm giữ như lâu nay, hay chuyện phụ nữ hiện đại có thể đảm nhận tốt vai trò đó một mình. Bởi dù “trao quyền” cho một bên nào cũng gây nên sự bất bình đẳng. Một khi gia đình tồn tại sự bất bình đẳng ấy thì sẽ không bao giờ tiến bộ, văn minh và hạnh phúc. 

Vợ chồng tôi cưới nhau và cả hai cùng đi làm kiếm tiền. Tôi và chồng làm công nhân, thu nhập trung bình. Nếu như đặt gánh nặng trụ cột kinh tế lên vai một mình chồng thì anh ấy không thể gánh nổi với cuộc sống phải thuê trọ khó khăn bộn bề. Do đó, ngay từ đầu, chúng tôi cùng thỏa thuận cả hai vợ chồng cùng kiếm tiền lo kinh tế gia đình, đồng thời công việc nhà, chăm sóc con cái cũng phải chia nhau làm. Vợ chồng tôi theo ca, cứ ai tan ca trước thì lo việc đón con, đi chợ, người ca sau về lúc nào hỗ trợ lúc đó. Chuyện tiêu tiền, mua sắm trong nhà sẽ theo kế hoạch và bàn bạc thống nhất của hai vợ chồng. Trong gia đình, tôi là người giữ tay hòm chìa khóa nhưng không có nghĩa làm trụ cột gia đình, mà giống như một thủ quỹ trong nhà. Do vậy, nếu xác định trụ cột thì cả tôi và chồng đều đảm nhận việc đó. Có lẽ nhờ nhà có hai trụ cột nên hôn nhân của chúng tôi ổn định dù cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn. Và hơn hết, cả tôi và chồng đều không cảm thấy áp lực, bất an với trách nhiệm trụ cột gia đình.

Nguyễn Ngọc Ánh 
(Công nhân KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội)

Bình đẳng vai trò trụ cột để hạnh phúc bền vững 
Luật Hôn nhân và Gia đình đã quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của vợ. Theo đó, vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan. Đồng thời, vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

Như vậy, về mặt pháp luật đã luật hóa sự bình đẳng của vợ chồng và các thành viên trong gia đình trong quyền lợi và nghĩa vụ. Do đó, tôi nghĩ nên bình đẳng vai trò trụ cột, thay vì dành riêng vị trí đó cho một người đảm nhận. Thực tế cho thấy, gia đình nào vợ chồng cùng đi làm san sẻ gánh nặng kinh tế, hoặc vợ chồng tôn trọng, phân công nhau đảm nhận các công việc trong gia đình để thuận lợi cho mỗi người phát huy thế mạnh của mình, thì các gia đình đó đều hạnh phúc và tiến bộ. Khi cuộc sống thay đổi, những quan niệm, quy chuẩn xã hội đã lạc hậu cũng cần thay đổi, xóa bỏ để thay thế bằng những chuẩn mực phù hợp hơn. Có như vậy xã hội mới văn mình, gia đình mới hạnh phúc đúng nghĩa. 

Vì thế theo tôi, trong câu chuyện trụ cột gia đình, vợ chồng cần bình đẳng để hạnh phúc bền vững. Chúng ta không nên để vấn đề trụ cột gia đình trong phạm vi kinh tế mà cần mở rộng ra các phạm vi khác, bao quát từ đời sống tinh thần đến đời sống vật chất. Những điều này đều thuộc trách nhiệm và nghĩa vụ của vợ chồng, cũng như của các thành viên khác trong gia đình. Một khi mọi người đều bình đẳng trong nghĩa vụ làm kinh tế, bình đẳng trong công việc nhà, vợ chồng, con cái, bố mẹ, anh em yêu thương nhau, không phân bì tỵ nạnh, gia đình chắc chắn hạnh phúc bền vững. 

Nguyễn Văn Thông (Đại học Luật Hà Nội)

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.