Khuyến khích con nói ra những suy nghĩ của mình

Chia sẻ

PNTĐ-Cha mẹ Nhật luôn khuyến khích con nói ra những suy nghĩ của mình và kiên trì lắng nghe con. Điều đó giúp họ nhận ra con suy nghĩ sai ở đâu và kịp thời định hướng.

Trừng phạt, la mắng khi con có sự sai sót là thói quen hàng ngày của nhiều bậc cha mẹ. Thậm chí, đó còn được xem là một phương pháp dạy con trong các gia đình. Theo đó, việc cha mẹ kiên trì với những sai sót của con trong một thời gian dài, cổ vũ, tạo động lực cho con khắc phục lại thường không được chú trọng, thậm chí bị bỏ qua.
 
Tôi có một thời gian làm việc tại Nhật Bản nên có dịp tiếp xúc với những bà mẹ Nhật chăm sóc nuôi dạy con. Tôi nhận ra, mẹ Nhật rất chú trọng việc kiên trì với những sai sót của con trong suốt một thời gian dài. Mục đích của họ hướng đến là kết quả cuối cùng chứ không phải là ngay tức thời.
 
Khi một đứa trẻ làm sai một việc nào đấy một, hai lần, các mẹ Việt thường dùng hình phạt đòn roi, la mắng để khiến trẻ thay đổi, chấm dứt ngay việc tái phạm sai sót. Họ không cần để ý tới hậu quả của phương pháp ấy có tốt về lâu dài cho trẻ nhỏ hay không. Vì thế, trong cách dạy của mẹ Việt đôi khi làm cho trẻ bị tổn thương, gây nên tâm lý tự ti, hoặc nổi loạn, chống đối về sau.
 
Trong khi đó, mẹ Nhật lại chú trọng đến thái độ tiếp nhận tích cực của con trong lâu dài, không để lại tâm lý tiêu cực cho trẻ. 
 
 
Khuyến khích con nói ra những suy nghĩ của mình - ảnh 1
Ảnh minh họa

Mẹ Nhật luôn ý thức quá trình học tập của trẻ là lâu dài, giống như người lớn, trẻ cũng có thể phạm phải sai sót. Quan trọng là trong quá trình ấy, trẻ học được cái đúng từ trong những cái sai. Do đó, mẹ Nhật rất kiên trì trong việc hướng dẫn cho con làm đúng sau những cái sai con mắc phải. Họ rất kiên trì hướng dẫn mỗi khi con làm sai thay vì la mắng, trừng phạt bằng đòn roi. Việc chê trách con cái khi làm sai được cha mẹ Nhật rất hạn chế. Thay vào đó, họ thường khích lệ để con hào hứng làm lại những việc đã làm sai trước đó.
 
Cha mẹ Nhật luôn khuyến khích con nói ra những suy nghĩ của mình và kiên trì lắng nghe con. Điều đó giúp họ nhận ra con suy nghĩ sai ở đâu và kịp thời định hướng. Chính sự không áp đặt trong cách dạy con đã khiến cho trẻ nhỏ ở Nhật không sợ hãi khi có sai sót mà mạnh dạn khắc phục lại. 
 
Nếu bạn vẫn còn là những ông bố bà mẹ luôn dùng phương pháp la mắng, đòn roi dạy bảo con khi chúng có sai sót, thì hãy thay đổi, kiên trì với những sai sót của con trong một thời gian, bạn sẽ nhận lại những thay đổi tích cực từ những đứa trẻ. Đó là điều tôi nhận được sau một thời gian học cách mẹ Nhật kiên trì với những sai sót của con.
 
 
Khánh Huyền

Tin cùng chuyên mục

Chúng ta vẫn là vợ chồng nhé

Chúng ta vẫn là vợ chồng nhé

(PNTĐ) - Chiều dần buông. Ông Hòa ngồi thẫn thờ nhìn ra con đường nhỏ quanh co. Nơi đó, ông như thấy bóng dáng của người vợ tần tảo mỗi chiều đi chợ bán rau về trên chiếc xe đạp cà tàng. Chiếc xe với sự lo toan của bà đã thay ông nuôi đàn con trưởng thành.
Xe ôm “ông nội”

Xe ôm “ông nội”

(PNTĐ) - 4 đứa cháu ra đời khiến ông bà quay như chong chóng trong khi trước đó ông bà tuyên bố “con ai người đó lo, ông bà chỉ chơi chứ không chăm cháu”.
Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.