Khuyến khích con nói thật

Chia sẻ

PNTĐ-Hồi mới lên lớp 1, Bảo - cháu ngoại tôi hay bị cô giáo nhắc vì nói chuyện riêng trong lớp. Có lần thấy tôi đợi ở trước cửa lớp, Bảo kéo tay tôi, nói vội:

 
“Bà ơi đi về đi. Hôm nay không có gì đâu bà ạ?”. Tôi gạn hỏi thì cháu thú nhận có bị nhắc nhở vì nói chuyện riêng, “nhưng chỉ 1 lần thôi”. Thực tế, hôm đó cu cậu bị nhắc nhở 3 lần và phải chuyển chỗ ngồi. Hôm khác, Bảo lại giấu chuyện cô nhắc nhở không tập trung tập viết bài.
 
Thấy không ổn khi Bảo có hiện tượng thiếu trung thực, một lần tôi vờ rằng: “Bà nghe nói có máy phát hiện được nói dối. Nhà mình tính xem có nên mua không?”. Hiểu ý tôi, mẹ của Bảo quay sang phía con trai, tỏ vẻ trầm tư: “Bố mẹ không bao giờ nói dối, ông bà càng không làm chuyện đó, chỉ còn mình con. Mẹ thấy có lần con nói chưa thật, đúng không nào? Nên bố mẹ sẽ cân nhắc vì máy đó đắt lắm, tất cả mọi người trong nhà mình phải nhịn ăn sáng 3-4 tháng mới mua được. Chỉ cần đặt tay vào máy là có thể biết được ai nói dối, nói dối như thế nào, bao nhiêu lần, nói dối ở đâu…”.
 
 
Khuyến khích con nói thật - ảnh 1
Ảnh minh họa

 
Ban đầu Bảo im lặng, nhưng chắc suy nghĩ gì nên lúc sau cu cậu thỏ thẻ với mẹ: “Mẹ không cần mua máy phát hiện nói dối đâu. Từ mai, con sẽ không nói dối nữa”. Thấy vậy, mẹ Bảo cười tươi nói: “Ai nói dối cũng sẽ không được người khác yêu quý, tin tưởng, làm gì cũng bị nghi ngờ, bị ghét, không có giá trị với xã hội. Nếu con nói dối, chẳng cần tới máy phát hiện, mọi người cũng vẫn nhận ra. Ví dụ việc con nói chuyện trên lớp, nếu cô giáo không nói với bà, cô vẫn có thể gọi điện để thông báo với bố mẹ…”.
 
Bố Bảo nói thêm: “Bất cứ ai, kể cả bố, mẹ… cũng có lúc phạm sai lầm và mắc lỗi. Điều quan trọng là biết dũng cảm chịu trách nhiệm với hành vi của mình và sửa đổi. Con bị điểm kém ông bà, bố mẹ vẫn yêu con. Con mắc lỗi nhưng biết nhận sai, bố mẹ sẽ không mắng... Nhưng nếu phát hiện con nói dối, bố mẹ sẽ không còn tin tưởng con và phạt rất nặng”.
 
Ngay ngày hôm sau khi thấy tôi tới đón, cu cậu nhanh nhảu: “Bà không phải hỏi cô giáo đâu, sáng nay cô nhắc con 1 lần vì viết sai chính tả. Con cũng chỉ nói chuyện đúng 1 lần”. Được tôi khen vì dũng cảm, thật thà nhận lỗi, Bảo rất vui, hớn hở khoe: “Con thấy thoải mái lắm bà ạ. Con chẳng việc gì phải nói dối vì ai cũng có sai nhưng nếu cố gắng, nói thật thì đều được mọi người yêu thương”.
 
 
Bùi Kim Dung

Tin cùng chuyên mục

Chúng ta vẫn là vợ chồng nhé

Chúng ta vẫn là vợ chồng nhé

(PNTĐ) - Chiều dần buông. Ông Hòa ngồi thẫn thờ nhìn ra con đường nhỏ quanh co. Nơi đó, ông như thấy bóng dáng của người vợ tần tảo mỗi chiều đi chợ bán rau về trên chiếc xe đạp cà tàng. Chiếc xe với sự lo toan của bà đã thay ông nuôi đàn con trưởng thành.
Xe ôm “ông nội”

Xe ôm “ông nội”

(PNTĐ) - 4 đứa cháu ra đời khiến ông bà quay như chong chóng trong khi trước đó ông bà tuyên bố “con ai người đó lo, ông bà chỉ chơi chứ không chăm cháu”.
Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.