Kỳ 1: Bệnh nặng đến mức sát hại con và cháu

Chia sẻ

PNTĐ-Thời gian gần đây, số vụ mẹ trầm cảm sát hại con hoặc tự sát hại bản thân xuất hiện ngày một nhiều. Song chưa có nhiều bà mẹ sau sinh lẫn người thân quan tâm đến căn bệnh này.

 
Thời gian gần đây, số vụ mẹ trầm cảm sát hại con hoặc tự sát hại bản thân xuất hiện ngày một nhiều. Song đáng tiếc là chưa có nhiều bà mẹ sau sinh lẫn người thân của họ quan tâm đúng mức đến căn bệnh này.
 
Đã nhiều ngày trôi qua, nhưng người dân trong khu đô thị Thanh Hà Cienco5 (Cự Khê, Thanh Oai, HN) vẫn chưa hết bàng hoàng về vụ án mẹ đẻ giết con trai và cháu ruột xảy ra trên địa bàn. Nguyên nhân xảy ra vụ việc đau lòng này là người mẹ mắc bệnh trầm cảm nhưng bệnh chưa được chữa trị triệt để.
 
Kỳ 1: Bệnh nặng đến mức sát hại con và cháu - ảnh 1
Hiện trường nơi xảy ra vụ án mạng thương tâm tại khu đô thị Thanh Hà Cienco5 

 
Theo đó, vợ chồng chị Nguyễn Thị Sen (SN 1985, quê Hưng Yên) vừa chuyển về sống tại căn hộ số 1604 của chung cư HH-02-1C - Khu đô thị Thanh Hà khoảng chục ngày trước khi vụ án xảy ra. Sáng 20/7, chồng chị Sen đi làm để chị ở nhà với con trai là Nguyễn Khánh H (8 tuổi) và cháu gái Nguyễn Anh T (6 tuổi, cháu chị Sen). Khoảng 9h sáng cùng ngày, chị Sen đã dùng dây thừng thắt cổ con trai và cháu ruột đến chết. Sau đó, chị Sen dùng dây thừng thắt cổ mình nhưng không chết. Khi tỉnh lại, đối tượng tiếp tục leo lên tầng cao nhất của tòa nhà để tự tử nhưng được bảo vệ phát hiện. 
 
Theo người thân, chị Sen bị trầm cảm từ trước đó và đã nghỉ việc mấy năm nay để chữa bệnh. Khoảng đầu năm 2018, bố đẻ và chú ruột của chị qua đời khiến chị Sen sốc, phát bệnh trở lại. Chị Sen thường nói nhảm, luôn nghĩ có người sát hại mình nên gia đình đã đưa chị đi Lào Cai để chữa bệnh. Đầu tháng 7/2018, thấy bệnh tình chị Sen đã thuyên giảm, chồng chị đón vợ về chăm sóc, song anh đã chủ quan không bố trí người giám sát vợ. 
 
Theo chị Phạm Thị Thu, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Cự Khê: “Sau khi nhận được thông tin, Hội đã đến thăm hỏi, chia buồn cùng gia đình. Sự việc này là bài học cho những gia đình có người trầm cảm cần thường xuyên để ý, giám sát người bệnh, tránh những điều đáng tiếc xảy ra”. Hiện vụ việc đang được công an huyện Thanh Oai thụ lý. Công an huyện Thanh Oai đã ra quyết định trưng cầu giám định tâm thần đối với Nguyễn Thị Sen để xác định năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
 
Đây không phải là vụ việc đầu tiên, người mẹ trở thành “sát thủ” giết con vì căn bệnh trầm cảm. Chiều ngày 17/7/2018, chị Nguyễn Thị Thu Tr (SN 1983, trú tại Hải Dương) mang bầu 7 tháng tuổi đã để lại lá thư tuyệt mệnh rồi nhảy cầu tự tử. Được biết, trong cuộc sống hôn nhân, Tr thường xuyên bị áp lực do chưa quen cách sống nhà chồng, thường bị mẹ chồng la mắng, cộng với giai đoạn mang thai mệt mỏi nên đã bị trầm cảm.
 
Trước đó một năm, ngày 12/6/2017, Phan Thị Tr (SN 1997, trú tại Thạch Thất, HN) đã giết chết con ruột vừa tròn 33 ngày tuổi rồi viết dòng chữ “Tao sẽ giết cháu mày Lăng” lên chân cầu thang. Sau đó Tr đi ngủ như bình thường cho đến khi bố chồng Tr là Vũ Đình Lăng phát hiện sự việc và hô hoán. Cơ quan điều tra, công an thành phố Hà Nội đã cho biết, nguyên nhân dẫn đến vụ án thương tâm này là do Phan Thị Tr mắc bệnh trầm cảm sau sinh nặng, nên có những suy nghĩ tiêu cực. 
 
Bệnh trầm cảm là một chứng bệnh lý phức tạp, nguy hiểm. Tại buổi hội thảo “Trầm cảm – Hãy cùng trò chuyện” của Viện sức khỏe tâm thần, bệnh viện Bạch Mai cách đây 1 năm đã đưa ra thống kê, theo WHO, có khoảng 298 triệu người mắc trầm cảm trong năm 2010, chiếm 4,3% dân số toàn cầu. Một nghiên cứu khác ở Mỹ năm 2014, có khoảng 17,6 nghìn người bị trầm cảm mỗi năm, nhưng có tới 2/3 người bị trầm cảm không nhận ra mình có bệnh và không được điều trị. Tại Việt Nam, TS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện sức khỏe Tâm thần, BV Bạch Mai cho biết, hiện có khoảng 30% dân số Việt Nam có rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%, trong đó không ít người là phụ nữ bị trầm cảm sau sinh.
 
Kỳ 2: Cuộc chiến đơn độc của những người mẹ sau sinh
 
Quỳnh An 

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.