Ký kết thỏa thuận thúc đẩy quyền của người cao tuổi và giải quyết các vấn đề dân số tại Việt Nam

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 25/8. Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam và Viện Nghiên cứu Mitsubishi (MRI) đã ký kết thỏa thuận quan hệ hợp tác trong việc cùng Chính phủ Việt Nam và cộng đồng quốc tế phối hợp giải quyết một cách hiệu quả tình trạng già hóa dân số cùng các vấn đề về dân số nổi bật khác tại Việt Nam.

Già hóa dân số đang là một hiện tượng toàn cầu, là một phần của những thay đổi lớn đang diễn ra trên thế giới. Trong giai đoạn 2015 - 2050, ước tính số người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên trên toàn thế giới sẽ tăng từ 703 triệu người lên khoảng 1,5 tỷ người, chiếm 15,5% tổng dân số thế giới. 

 Ký kết thỏa thuận thúc đẩy quyền của người cao tuổi và giải quyết các vấn đề dân số tại Việt Nam  - ảnh 1
Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam và Viện Nghiên cứu Mitsubishi (MRI) đã ký kết thỏa thuận quan hệ  hợp tác nhằm phối hợp giải quyết một cách hiệu quả tình trạng già hóa dân số cùng các vấn đề về dân số nổi bật khác tại Việt Nam. 

Việt Nam đã chính thức bước vào "giai đoạn già hóa dân số" vào năm 2011, và được dự báo sẽ trở thành một xã hội có dân số "già" vào năm 2036. Hiện tại, số người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) tại Việt Nam là 12,6 triệu người, chiếm 12,8% tổng dân số, và dự kiến sẽ tăng lên 22 triệu người vào năm 2038, tương đương 20% tổng dân số. Điều này khiến Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới. 

Phát biểu tại lễ ký kết, ông Kenji Yabuta, Chủ tịch MRI đã nhấn mạnh: “Dân số của Nhật Bản bắt đầu già đi nhanh chóng từ những năm 1980, tỷ lệ người cao tuổi trên tổng dân số của Nhật Bản hiện nay đã đạt hơn 28%, mức cao nhất trên thế giới. Trong hơn 30 năm qua, MRI đã thử nghiệm nhiều biện pháp, rút kinh nghiệm từ những phương án chưa chính xác để tìm ra phương án tối ưu cho mục tiêu xây dựng một xã hội nơi mọi người đều có thể tận hưởng một cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc thông qua các biện pháp tập trung vào giải quyết tình trạng dân số già ở Nhật Bản, chẳng hạn như việc cho ra đời hệ thống bảo hiểm chăm sóc dài hạn và hỗ trợ các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc dài hạn thuộc khu vực tư nhân. Chúng tôi rất vui mừng khi được ký Biên bản ghi nhớ với UNFPA tại Việt Nam. Chúng tôi tin rằng UNFPA thực sự đã trở thành cầu nối giữa hai đất nước Nhật Bản và Việt Nam”.

Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam phát biểu: "Chúng tôi đã thấy được từ thỏa thuận hợp tác với MRI này rất nhiều cơ hội cho đổi mới và xây dựng tư duy lãnh đạo. Hai bên sẽ cùng hợp tác chặt chẽ để thúc đẩy quyền và phẩm giá của người cao tuổi, thông qua việc cải thiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và xã hội cũng như tạo dựng một môi trường thuận lợi cho người cao tuổi. Sau lễ ký kết ngày hôm nay, UNFPA và MRI sẽ có kế hoạch xác định những mô hình cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi phù hợp nhất cho Việt Nam, và chuẩn bị cho thế hệ trẻ một tương lai mà ở đó mọi lứa tuổi đều được tôn trọng và không một ai bị bỏ lại phía sau”. 

Quan hệ hợp tác sẽ tập trung một số hoạt động chính gồm hợp tác trong nghiên cứu và tuyên truyền chung; tư vấn và hỗ trợ công tác thực hiện dự án; tổ chức các sự kiện để công bố các kết quả nghiên cứu; Xây dựng các chương trình về đào tạo và trao đổi nhân sự; Thúc đẩy quan hệ đối tác công tư trong bối cảnh già hóa dân số và các xu hướng dân số nổi bật; Mở rộng mạng lưới bao gồm các tổ chức của Việt Nam và Nhật Bản nhằm thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ dành cho người cao tuổi.

 Việc ký kết biên bản ghi nhớ mới này sẽ tập trung vào các vấn đề già hóa dân số và các vấn đề dân số khác, chẳng hạn như quyền và sức khỏe sinh sản và tình dục, chăm sóc sức khỏe cho thanh thiếu niên, bình đẳng giới, có thể đóng góp đáng kể vào công việc của Việt Nam để đạt được những mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030. 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: Những biến đổi của gia đình trong thời kỳ hiện đại hóa

Bài 2: Những biến đổi của gia đình trong thời kỳ hiện đại hóa

(PNTĐ) - Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa và hội nhập ở nước ta diễn ra nhanh chóng. Là một thiết chế xã hội đặc biệt, gia đình vừa mang tính ổn định, bền vững, nhưng cũng mang tính linh hoạt, vận động để thích ứng với sự đổi thay của xã hội. Điển hình như tại Thủ đô Hà Nội, thời gian qua đã ghi nhận nhiều sự thay đổi rõ rệt của các hình thái gia đình.
“Cái kết không có hậu” khi... làm người thứ ba

“Cái kết không có hậu” khi... làm người thứ ba

(PNTĐ) - Những ngày này, chuyện kiều nữ làng hài Nam Thư bị công kích, lập nhóm anti* chỉ trích trên mạng xã hội khi vướng tin đồn “giật chồng” gây xôn xao dư luận. Trong showbiz Việt, nhiều người đã bị “tẩy chay” khi công khai hoặc bị phát hiện làm người thứ ba.
Già cậy... người dưng

Già cậy... người dưng

(PNTĐ) - Nhà có đứa con trai thành đạt, cuộc sống phương trưởng, cứ ngỡ cuộc sống tuổi già của bà được an nhàn hưởng phước. Theo quy luật thì “trẻ cậy cha, già cậy con”, nhưng với bà “già lại phải cậy người dưng”…
Hạnh phúc của người mẹ đơn thân

Hạnh phúc của người mẹ đơn thân

(PNTĐ) - Từng đổ vỡ một lần và bước vào cuộc hôn nhân mới, chị Nguyễn Kiều Hoa (33 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) được cả nhà chồng yêu thương. Khi chị vào phòng mổ sinh em bé, nội ngoại ở ngoài háo hức chờ mong và vỡ òa hạnh phúc chào đón “mẹ tròn con vuông”.
Bài 1: Đi đâu cũng không quên nền tảng gia đình

Bài 1: Đi đâu cũng không quên nền tảng gia đình

(PNTĐ) - Với vị thế là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, kinh tế của cả nước, các giá trị văn hóa của Hà Nội, trong đó có giá trị gia đình đã trở thành nguồn nội lực quan trọng để Hà Nội trở thành Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại. Song, trong “cơn lốc” kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, gia đình Thủ đô đang đứng trước vô vàn thách thức. Thực tế này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tăng cường gìn giữ, phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình Thủ đô trong thời kỳ hội nhập. Đây cũng chính là lời giải cho loạt bài “Phát huy giá trị gia đình Thủ đô: Từ truyền thống tới hiện đại”.