Làm gì để bảo vệ trẻ khỏi “Virus tự tử” ?

Chia sẻ

Tự tử vì thất tình, vì bị bố mẹ mắng, vì bị điểm kém hay vì bố mẹ đã vi phạm quyền riêng tư... Những chuyện tưởng như “không có gì” lại là lý do khiến nhiều trẻ vị thành niên tìm đến cái chết.

Nhiều vụ tự tử ở trẻ vị thành niên bắt nguồn từ rối nhiễu cảm xúc hoặc trâm cảmNhiều vụ tự tử ở trẻ vị thành niên bắt nguồn từ rối nhiễu cảm xúc hoặc trâm cảm (Ảnh: minh họa)
Cái chết của một cô bé 12 tuổi tại chung cư HH Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) sau khi trăng trối: “Hãy quên tôi đi” trong thời gian giãn cách xã hội khiến dư luận một lần xót xa, bàng hoàng. Một người thân cho biết, bố mẹ cháu bé đã ly hôn từ lâu, hiện cháu đang sinh sống với mẹ và bố dượng. Trước khi tự tử, cháu bé không có biểu hiện bất thường về tâm lý.

Tháng 3/2021, N.T.N – một cô bé 13 tuổi xinh xắn ở Long An, chỉ vì áp lực học tập, bị bạn bè tẩy chay, cô lập trên mạng xã hội đã tự tử bằng cách uống thuốc trừ sâu. May mắn là bố mẹ em phát hiện kịp thời và đưa đến bệnh viện cấp cứu nên giữ được tính mạng.

Ngày 26/11/2019, tại chung cư GoldMark City (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), một bé gái 12 tuổi cũng đã nhảy từ tầng 39 xuống đất vì buồn chuyện gia đình. Trong bức tâm thư dài bốn trang để lại, cháu bé viết, do không chịu được cú sốc bố mẹ ly hôn nên có quyết định dại dột bằng cách “trốn thoát” khỏi việc đối diện với ngày mai. Hay một bé gái 13 tuổi ở TP Hồ Chí Minh phải nhập viện cấp cứu do nhảy từ tầng 8 chung cư chỉ vì giận mẹ đã tự ý kiểm tra điện thoại của mình… Còn vô số những vụ tự tử ở trẻ vị thành niên với những lý do mà người lớn nghĩ là “trời ơi đất hỡi”, “không có gì”. Nhưng chính sự vô tâm, coi thường đó của người lớn khiến trẻ càng rơi vào bế tắc không thể “gỡ rối” được mà tìm đến cái chết.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 20% trẻ em và vị thành niên có rối loạn tâm thần, 50% khởi phát ở độ tuổi 14. Tự tử là nguyên nhân thứ ba gây ra tử vong ở lứa tuổi 15-19. Qua công việc, các bác sĩ bệnh viên Cấp cứu Trưng Vương (TP.HCM) đã nhận thấy một số nguyên nhân dẫn đến hành vi tự tử: Do mâu thuẫn trong tình yêu nam nữ (19%), bất đồng trong quan hệ cha mẹ - con cái (17,7%); 6,1% bệnh nhân có tiền sử bệnh tâm thần trước khi có hành vi tự tử, trong đó trầm cảm chiếm 3,2%...

Thạc sỹ tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho rằng, ở độ tuổi vị thành niên, những thay đổi về thể chất, nhận thức, cảm xúc, xã hội và tâm lý thường khiến trẻ khó khăn trong việc tự điều chỉnh để thích nghi trong học tập, mối quan hệ với mọi người và các vấn đề khác trong cuộc sống. Đây là yếu tố có thể dẫn đến những rối loạn tâm thần và làm tăng nguy cơ tự sát ở trẻ vị thành niên. Bên cạnh đó, tư duy muốn con phải nghe lời tuyệt đối của nhiều cha mẹ Việt dễ gặp phải sự chống đối ở trẻ. Với những trẻ không chống đối, sự dồn nén tâm lý lâu ngày có thể đưa đến những hành vi phản ứng không ngờ. Một số trẻ tự sát vì trầm cảm, một số khác tự sát vì “giận cha mẹ”, một số vì lo lắng không đáp ứng được kỳ vọng của người khác.

“Khi con gặp vấn đề, phụ huynh cho là “chuyện nhỏ”, không quan tâm và cho qua chuyện. Nhiều người trò chuyện với con bằng thái độ bắt lỗi hoặc yêu cầu chấm dứt hành vi đó. Những cách phản ứng này có nguy cơ khiến cho mâu thuẫn giữa con và cha mẹ thêm sâu sắc” – chuyên gia tâm lý Mạnh Linh phân tích.

Bên cạnh đó, việc giáo dục sức khoẻ học sinh hiện nay tại các trường học vẫn chưa quan tâm nhiều đến giáo dục tâm lý, tinh thần. Mặc dù các trường đã có các phòng tư vấn tâm lý cho học sinh, nhưng nhiều em lại cảm thấy e ngại, lo lắng, không tìm đến hoặc thậm chí muốn giấu vấn đề của mình.

“Mối quan hệ tích cực, hỗ trợ từ gia đình, nhà trường và xã hội đóng vai trò quan trọng để bảo vệ trẻ khỏi “virus tự tử”. Đặc biệt, trong giai đoạn giãn cách xã hội, hầu hết thời gian của cha mẹ và con cái đều ở nhà. Cha mẹ hãy gắn kết tình cảm bằng những hành động nhỏ hằng ngày bằng việc nói lời yêu thương, xin lỗi, hỏi thăm, giúp con có cảm giác an toàn, được yêu thương, nhận thức được giá trị bản thân và yêu cuộc sống” – chuyên gia tâm lý Mạnh Linh khuyên.

Bà Phan Thị Kim Liên - Quản lý Chương trình Bảo vệ Trẻ em, Tổ chức World Vision Việt Nam đưa ra gợi ý về cách thức giải quyết các mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái trong gia đình. Theo đó, cha mẹ đừng coi những mâu thuẫn của con là số 0, bởi thực tế trẻ rất dễ cảm thấy cô đơn khi bị bố mẹ “phớt lờ” vấn đề của mình. Việc đầu tiên, cha mẹ, cộng đồng hãy nhận thức về mức độ nghiêm trọng của vấn nạn tự sát, tiêu cực ở trẻ vị thành niên. Khi nhận ra dấu hiệu, cha mẹ cần lập kế hoạch an toàn cho con, quan tâm lưu ý về thái độ cảm xúc của con, hỗ trợ, giúp đỡ vấn đề mà con phải chịu áp lực. Cha mẹ hãy là người đồng hành cùng con mỗi ngày, bên cạnh con 24/24. Nếu thấy vấn đề tâm lý của con vượt quá giới hạn giải quyết của mình, cha mẹ hãy tìm các chuyên gia tâm lý hoặc bác sỹ để hỗ trợ giải quyết.

Quỳnh An

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.