Làm gì để con đủ mẹ, cha trong giấy khai sinh?

Chia sẻ

PNTĐ-Nhiều em bé ra đời từ những cuộc sống chung không đăng ký kết hôn hay là hệ quả từ những mối tình đơn phương. Từ đây việc khai sinh cho trẻ có nhiều phức tạp nảy sinh.

 
Nhiều em bé ra đời từ những cuộc sống chung không đăng ký kết hôn của bố mẹ hay là hệ quả từ những mối tình đơn phương. Từ đây việc khai sinh cho trẻ với đầy đủ họ tên bố, mẹ có nhiều phức tạp nảy sinh.
 
Làm gì để con đủ mẹ, cha trong giấy khai sinh? - ảnh 1
Ảnh minh họa

 
Anh N (SN 1992, tạm trú tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) và chị C (SN 1997, cùng địa chỉ) yêu nhau nhưng bị bố mẹ ngăn cấm. Kết quả của mối tình đó là chị C đã mang thai nhưng chị vẫn muốn con có đủ cha, đủ mẹ. Song mẹ anh N cương quyết tuyên bố: “Chỉ nhận cháu, không nhận mẹ”. Quá đau buồn, chị C quyết định làm mẹ đơn thân, cắt đứt liên lạc với anh N. Khi sinh con, chị C đăng ký khai sinh cho con theo họ mẹ, bỏ trống tên bố. Biết chuyện, anh N yêu cầu chị C phải ghi tên của mình trong giấy khai sinh của con nhưng chị C kiên quyết từ chối. 
 
Luật sư Nguyễn Hưng (Công ty Luật Hợp danh The Light, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) kể một trường hợp mà anh từng tư vấn. Theo đó, sau khi tổ chức đám cưới, chị H (SN 1998, trú tại quận Ba Đình, HN) về chung sống với anh M (SN 1997, cùng địa chỉ) nhưng không đăng ký kết hôn. Sau vài tháng chung sống, hai người xảy ra mâu thuẫn.
 
“Dù đang mang thai gần sinh, nhưng chị H vẫn luôn nghĩ sẽ không chung sống với anh M nữa. Do đó, chị H đã nhờ luật sư tư vấn về việc khai sinh cho con. Luật sư Hưng đã phân tích cho chị H hiểu, pháp luật không quy định về việc để khai sinh cho con phải bắt buộc có cả bố lẫn mẹ.
 
Đây là sự thỏa thuận của bố mẹ nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con. Do anh chị không đăng ký kết hôn, nên nếu muốn có tên bố trong giấy khai sinh cho bé nhanh nhất, anh chị cần đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Nếu không, bố của bé sẽ phải làm thủ tục nhận cha - con theo quy định thì mới được đứng tên bố trong giấy khai sinh của con” - luật sư Hưng cho biết.  
 
Theo luật sư Nguyễn Hưng, quyền được khai sinh là quyền cơ bản và được đảm bảo thực hiện đầu tiên của mỗi con người. Đây là nguyên tắc được ghi rõ trong pháp luật. Việc nhận cha - con được thực hiện theo Nghị định 123/2015 NĐ - CP về đăng ký quản lý hộ tịch. Theo đó, người cha cần đến UBND xã, phường nơi mẹ đứa bé có hộ khẩu kèm theo các giấy tờ chứng minh là cha đứa bé như phiếu xét nghiệm ADN và các tài liệu khác chứng minh để UBND xã, phường làm thủ tục nhận cha con. Sau khi hoàn thành thủ tục nhận cha - con, lúc này mới có thể làm Giấy khai sinh cho con với đầy đủ thông tin về cha, mẹ. 
 
Tuy nhiên, như trường hợp của anh M, việc nhận cha - con của anh bên cạnh việc chứng minh cha - con theo huyết thống, còn cần sự hợp tác của người vợ. “Nếu người mẹ cố tình giấu bé hoặc không đăng ký hộ khẩu ổn định cũng sẽ gây khó cho việc nhận cha con” - luật sư Nguyễn Hưng cho biết
 
Luật sư Nguyễn Hưng cũng đưa ra các trường hợp nhiều trẻ phải đăng ký giấy khai sinh không có tên bố như nhiều vụ ngoại tình hoặc cha không nhận con. Cụ thể như anh N, trong một chuyến công tác dài ngày, đã ngoại tình với một phụ nữ ở địa bàn mà anh công tác và có con. Vì sợ ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân hiện tại và sự nghiệp nên anh N đã yêu cầu không ghi tên cha trong giấy khai sinh của con. Điều này có thể tốt cho người cha lúc đó nhưng sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý của trẻ về sau. “Nếu anh N muốn nhận con khi con đã có những giao dịch dân sự hoặc đã đi học, thì việc thay đổi giấy khai sinh đầu tiên sẽ gặp rắc rối khi làm thủ tục về sau.
 
Nếu trẻ lớn lên biết cha không thể nhận con trên pháp lý sẽ vô cùng tủi thân” - luật sư Hưng nói.
Mặc dù pháp luật đơn giản hóa tối đa thủ tục khai sinh để đảm bảo thực hiện tốt quyền khai sinh của mỗi người như có thể bỏ trống một phần ghi thông tin về cha hoặc mẹ. Tuy nhiên, giấy khai sinh là tài liệu pháp lý sẽ đi theo suốt cuộc đời mà rất khó để sửa đổi, bổ sung thông tin trên đó.
 
Vì vậy, cha mẹ hãy suy nghĩ thật kỹ khi làm các giấy tờ cho trẻ, để trẻ có quyền lợi tốt nhất về pháp lý và sự phát triển tâm thể chất sau này.
 
 
Quỳnh An 

Tin cùng chuyên mục

Chúng ta vẫn là vợ chồng nhé

Chúng ta vẫn là vợ chồng nhé

(PNTĐ) - Chiều dần buông. Ông Hòa ngồi thẫn thờ nhìn ra con đường nhỏ quanh co. Nơi đó, ông như thấy bóng dáng của người vợ tần tảo mỗi chiều đi chợ bán rau về trên chiếc xe đạp cà tàng. Chiếc xe với sự lo toan của bà đã thay ông nuôi đàn con trưởng thành.
Xe ôm “ông nội”

Xe ôm “ông nội”

(PNTĐ) - 4 đứa cháu ra đời khiến ông bà quay như chong chóng trong khi trước đó ông bà tuyên bố “con ai người đó lo, ông bà chỉ chơi chứ không chăm cháu”.
Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.