Làm gì để phụ nữ không trở thành phái yếu?

Chia sẻ

Khi hệ thống y tế đang gồng mình ngăn chặn dịch bệnh và việc đóng cửa tạm thời các trường học, gánh nặng việc chăm sóc đè nặng hơn lên vai phụ nữ và trẻ em gái - những người thường phải đảm nhận việc chăm sóc các thành viên trong gia đình.

Điều này được nêu trong báo cáo Dịch Covid-19 và các vấn đề Giới, các điểm chính về vận động chính sách cho châu Á – Thái Bình Dương của Cơ quan LHQ về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Woman). Theo đó, gia tăng gánh nặng việc chăm sóc không được trả lương không phải là tác động duy nhất mà dịch bệnh đè nặng lên vai phụ nữ và trẻ em gái.

Phụ nữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh Covid-19.Phụ nữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh Covid-19. (Ảnh: UN Woman Việt Nam)

Phụ nữ còn chiếm 70% lực lượng lao động trong lĩnh vực y tế và xã hội trên toàn cầu, và đang ở tuyến đầu của các hoạt động ứng phó với dịch bệnh. Trong lĩnh vực này, vẫn tồn tại khoảng cách trung bình 28% về tiền lương giữa nam và nữ. Khoảng cách này có thể gia tăng trong những thời kỳ khủng hoảng. Người phụ nữ làm việc ở tuyến đầu cần phải được hỗ trợ tâm lý xã hội.

Kinh nghiệm đã cho thấy rằng ở những nơi mà phụ nữ phải đảm nhận trách nhiệm chính trong việc mua sắm và nấu nướng cho gia đình thì tình trạng bất ổn an ninh lương thực gia tăng bắt nguồn từ các cuộc khủng hoảng có thể khiến phụ nữ gặp rủi ro cao, ví dụ, rủi ro gây ra bởi chồng/bạn tình và các hình thức khác của bạo lực gia đình do căng thẳng leo thang trong gia đình.

Các hình thức bạo lực giới khác cũng trở nên trầm trọng hơn trong các cuộc khủng hoảng. Ví dụ, các tác động kinh tế của dịch Ebola 2013-2016 ở Tây Phi khiến phụ nữ và trẻ em đối mặt với nguy cơ bị bóc lột và bạo lực tình dục cao hơn. Ngoài ra, các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ cứu sống cho những nạn nhân bạo lực giới (ví dụ quản lý lâm sàng đối với các nạn nhân bị hiếp dâm, hỗ trợ sức khỏe tâm thần, hỗ trợ tâm lý xã hội) có thể bị gián đoạn khi các dịch vụ y tế bị quá tải và đang tập trung xử lý các trường hợp COVID-19.

Theo ghi nhận về dịch Ebola, các cuộc khủng hoảng đã gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động kinh tế, đặc biệt là trong các khu vực phi chính thức và có thể làm tăng khoảng cách giới trong hoạt động sinh kế. Với lao động nữ di cư, đặc biệt là những phụ nữ làm nghề giúp việc gia đình và công việc chăm sóc, các lệnh cấm đi lại ngày càng bất lợi đối với tình hình việc làm của họ, dẫn đến tình trạng mất hoặc giảm thu nhập và khả năng hỗ trợ tài chính cho gia đình họ.

Bằng chứng từ các dịch bệnh trong quá khứ, ảnh hưởng của dịch bệnh làm cho việc tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản, tình dục vốn đã hạn chế lại càng trở nên xấu đi. Với phụ nữ và thanh thiếu niên, các nhu cầu như tiếp cận dịch vụ đỡ đẻ vệ sinh và an toàn, đặc biệt là điều trị các biến chứng trong thai kỳ, điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, mức độ sẵn có của các dịch vụ tránh thai và dịch vụ quản lý lâm sàng đối với các nạn nhân của hiếp dâm thì luôn cần thiết và phải luôn có.

Vì vậy, để phụ nữ không bị chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra, các kế hoạch, chiến lược quốc gia về chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với dịch bệnh phải dựa trên các phân tích giới mang tính khoa học, có tính đến vai trò, trách nhiệm và động lực giới. Tức là có giải pháp giải quyết gánh nặng của công việc chăm sóc trong gia đình, kìm hãm bạo lực giới gia tăng, đặc biệt là các rủi ro ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em gái. Tăng cường sự lãnh đạo và tham gia có ý nghĩa của phụ nữ và trẻ em gái trong tất cả các quá trình ra quyết định về giải quyết dịch COVID-19. Đảm bảo rằng phụ nữ có thể nhận được thông tin về cách phòng ngừa và ứng phó với dịch bệnh theo cách họ có thể hiểu, bởi phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin trong cộng đồng của họ.

Với những nhân viên y tế tham gia vào công tác ứng phó dịch bệnh phải có các kỹ năng cơ bản để giải quyết bạo lực giới – vấn đề có thể liên quan đến hoặc trở nên nghiêm trọng thêm do dịch bệnh, theo cách phù hợp và không phán xét và biết thấu hiểu. Gói hỗ trợ toàn diện cho những nữ nhân viên y tế tuyến đầu nên bao gồm cả hỗ trợ tâm lý xã hội. Cần hỗ trợ tâm lý xã hội cho phụ nữ và trẻ em gái – những người có thể bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Và quan trọng, cần có thêm nhiều giải pháp hỗ trợ phụ nữ để giúp họ phục hồi và tăng cường khả năng chống chịu của họ đối với các cú sốc trong tương lai.

Mai Chi

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.