Góc tư vấn Hành trang xây tổ ấm:

Làm gì khi bị lừa tiền qua mạng?

Chia sẻ

(PNTĐ) -

Vừa qua, vì muốn có thêm tiền nuôi con, trang trải cuộc sống gia đình, vợ tôi đăng ký làm cộng tác viên bán hàng online thông qua quảng cáo tuyển dụng trên mạng xã hội. Song, sau khi cô ấy đã chuyển khoản vào tài khoản cho đối tượng 2 triệu đồng thì chúng… biến mất luôn. Tìm hiểu thêm, tôi được biết, nhiều đối tượng lừa đảo đang nhắm đến các bà nội trợ, chị em nuôi con nhỏ để lừa tiền và chỉ lừa số tiền nhỏ để mọi người dễ dàng bỏ qua. Xin hỏi, có phải lừa đảo với số tiền nhỏ thì sẽ “thoát tội” phải không? 

Nguyễn Văn Lộc (Gia Lâm, Hà Nội)

Dưới góc độ pháp luật, trường hợp đối tượng đưa ra những thông tin gian dối nhằm làm cho người mua tin nhầm và chuyển tiền nhưng sau đó chiếm đoạt số tiền đó thì hành vi của đối tượng có thể bị xử lý về “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bố sung 2017. Nhiều đối tượng cho rằng lừa đảo người khác số tiền dưới 2.000.000 đồng sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên hành vi được xác định là "ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội" hoặc "đã bị phạt hành chính mà còn vi phạm" thì dù lừa đảo người khác với tài sản dưới 2.000.000 đồng thì vẫn bị xử lý hình sự. Trường hợp cơ quan chức năng có căn cứ cho thấy đối tượng đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người, gây bức xúc trong dư luận, hành vi sẽ được xác định là ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội nên dù mỗi nạn nhân bị mất chưa đến 2.000.000 đồng thì vẫn có thể khởi tố vụ án hình sự để xử lý các đối tượng này theo quy định của pháp luật. 

Ngoài ra, trường hợp đối tượng sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện hành vi lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử thì có thể bị xử lý về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 290 BLHS 2015 với mức hình phạt có thể lên đến 20 năm tù nếu chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên. 

Thực tế trước diễn biến dịch bệnh phức tạp thời gian qua thì đời sống của nhiều người gặp khó khăn, nhiều người muốn kiếm việc làm thêm online tăng thu nhập do đó đây là thời cơ để đối tượng xấu lợi dụng thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Bởi vậy vợ chồng anh chị và những người khác cần tự nâng cao hiểu biết về các phương thức, thủ đoạn của loại tội phạm nêu trên; khi làm cộng tác viên cho bất kỳ đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ hay sàn thương mại điện tử nào, cần kiểm tra rõ thông tin về hàng hóa và đơn vị cung cấp để kiểm chứng tính chính xác, tránh để đối tượng lừa đảo lợi dụng, dính vào bẫy lừa. Khi phát hiện ra trường hợp lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an để nhanh chóng xác minh, ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.

Luật sư Trần Thị Thanh Lam
Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Chúc phúc cho con dâu cũ!

Chúc phúc cho con dâu cũ!

(PNTĐ) -Đã 3 năm kể từ ngày con trai và con dâu chia tay nhau, chị Đặng Mai Hương (sống tại TP Hồ Chí Minh) không lấy đó làm buồn mà ngược lại, con dâu cũ trở thành người bạn tâm giao thân thiết của chị.
Vợ đẹp con khôn sao chồng vẫn ngoại tình?

Vợ đẹp con khôn sao chồng vẫn ngoại tình?

(PNTĐ) - Trong cuộc sống, không ít trường hợp đàn ông có gia đình êm ấm, vợ xinh đẹp, giỏi giang nhưng lại ngoại tình với “con giáp thứ 13” già, xấu hơn “chính thất”. Vậy đâu là nguyên nhân khiến đàn ông chấp nhận đánh đổi mọi thứ để chạy theo một người phụ nữ có nhiều mặt thua kém vợ?
Bài cuối: “Lá chắn” phòng vệ hữu hiệu

Bài cuối: “Lá chắn” phòng vệ hữu hiệu

(PNTĐ) -Là tổ chức chính trị-xã hội đại diện chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em, trong những năm qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã luôn chú trọng triển khai công tác phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em và lồng ghép trong các chương trình, đề án do Hội chủ trì thực hiện.