Làm thế nào để bố vợ coi trọng con rể hơn?

Chia sẻ

Từ ngày chuyển về bên nhà vợ sống, cảm giác bị bố vợ coi thường luôn đeo bám tôi, khiến cho cuộc sống của tôi trở nên bức bối. Làm thế nào để bố vợ coi trọng tôi hơn?

Vợ tôi là con một nên sau khi cưới chúng tôi chuyển về bên nhà vợ sống, theo yêu cầu của bố mẹ vợ tôi. Gia đình tôi cũng không nặng nề chuyện con trai lấy vợ ở rể nên thoải mái để chúng tôi lựa chọn sống ở đâu sau khi kết hôn.

Tuy nhiên, từ ngày chuyển về bên nhà vợ sống, tôi luôn có cảm giác không được bố vợ coi trọng. Ông ấy chưa bao giờ khen ngợi tôi việc gì, lúc nào cũng bắt tôi phải cố gắng trong tất cả mọi việc. Nếu làm tốt, ông cho đó là bình thường, làm dở thì ông la mắng.

Dù không coi trọng tôi nhưng việc lớn việc bé trong nhà ông đều bắt tôi tham gia cùng, bắt tôi quản lý. Lúc nào tôi cũng có cảm giác tôi giống "công nhân" của bố vợ hơn là con rể. Do có cảm giác ấy nên tôi cũng không mấy gần gũi với bố vợ, cứ giữ khoảng cách.

Nếu bố vợ giao việc thì làm, làm xong lên phòng nghỉ ngơi. Tôi hạn chế nói chuyện với ông vì sợ những lời chê bai. Nhiều lần, tôi bảo với vợ dọn ra ngoài sống nhưng cô ấy không đồng ý vì phải sống cùng để chăm sóc bố mẹ. Theo Tâm Giao, tôi phải làm thế nào để bố vợ coi trọng mình hơn?

                                                                                                       Tranvankien90@yahoo.com

Làm thế nào để bố vợ coi trọng con rể hơn? - ảnh 1 (Ảnh: Minh họa)

Có lẽ bạn mang tâm lý ở rể nên hơi nhạy cảm trong nhìn nhận vấn đề trong cuộc sống hàng ngày với bố vợ. Do đó, bạn đã không thật sự mở lòng với ông, mà cho rằng ông không coi trọng mình. Nhưng nếu bạn nhìn nhận kỹ, bố vợ bạn đang cố gắng đào tạo con rể thành người vững vàng kể nghiệp mình sau này.

Bằng chứng là ông đã để cho bạn tham gia tất cả các việc lớn, việc bé trong nhà, thay vì để bạn đứng ngoài cuộc. Điều đó cũng cho thấy ông ấy rất coi trọng con rể chứ không phải là không coi trọng như bạn nghĩ.

Bố vợ bạn là người không thích khen trước mặt nhưng coi trọng kết quả. Nếu bạn chưa làm tốt, ông la mắng để bạn làm tốt hơn lần sau. Đây cũng là cách ông rèn dũa cho bạn trưởng thành hơn trong cuộc sống lẫn công việc. Nếu một người không yêu thương, coi trọng con rể thì sẽ không bao giờ làm những việc như thế đâu bạn ạ.

Trong khi bố vợ bạn đang nỗ lực đào tạo con rể thì bạn lại có những suy nghĩ tiêu cực về ông. Bạn không những cố gắng hòa đồng, thân thiện với ông hơn, mà còn cố tình giữ khoảng cách. Chính việc không cởi mở của bạn đã khiến cho tình cảm giữa bố vợ, con rể càng xa cách.

Do đó, Tâm Giao khuyên bạn hãy cởi mở lòng mình, gần gũi, yêu thương bố vợ giống như bố đẻ của mình. Khi nhìn vấn đề theo hướng tích cực hơn, bạn sẽ thấy tình cảm với bố vợ tốt hơn rất nhiều. Bởi bố mẹ vợ vẫn luôn có quan điểm tôn trọng, yêu thương con rể cũng là cách để con gái mình sống hạnh phúc hơn.

                                                                                                                           TÂM GIAO

Tin cùng chuyên mục

Đổ vỡ vì xuất khẩu lao động

Đổ vỡ vì xuất khẩu lao động

(PNTĐ) - Bên cạnh những lợi ích về việc làm, tay nghề, thu nhập, xuất khẩu lao động cũng bộc lộ nhiều mặt trái mà một trong số đó là sự tan vỡ hạnh phúc ở những gia đình có người xuất ngoại. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ly hôn nhưng chủ yếu vẫn là vợ chồng xa nhau lâu ngày, thiếu thốn tình cảm nên rất dễ nảy sinh tình cảm “ngoài luồng”. Một nguyên nhân khác là do ảnh hưởng của lối sống tự do ở nước ngoài nên khi về quê hương, đối mặt với cuộc sống thực tại thấy không còn phù hợp nên sẵn sàng … “đường ai nấy đi”.
Xúc động câu chuyện tìm được người thân thất lạc sau 57 năm nhờ hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư

Xúc động câu chuyện tìm được người thân thất lạc sau 57 năm nhờ hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư

(PNTĐ) - Như một phép màu, sau 57 năm thất lạc, ông Chu Nghiêm (sinh năm 1941, trú tại phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) và con gái là chị Nguyễn Thị Thủy (sinh năm 1967, trú tại xã Đoan Bái, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) đã tìm được nhau nhờ hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sự giúp đỡ tận tình của cán bộ, chiến sĩ Công an phường Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội).
Tiếng nói của con vị thành niên là căn cứ quan trọng

Tiếng nói của con vị thành niên là căn cứ quan trọng

(PNTĐ) - Vợ chồng ông Hồng P và vợ là Ngọc Y ở Vĩnh Phúc sinh được 1 con chung là cháu A, sinh năm 2009. Năm 2021, hai ông bà ly hôn. Bà Y được tiếp tục nuôi dưỡng cháu A. Sau đó, ông P cho rằng bà Y có biểu hiện không quan tâm, chăm sóc con nên đã khởi kiện yêu cầu Tòa án hạn chế quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của bà đối với cháu A trong thời hạn 2 năm tính từ ngày 1/1/2024.
Tuổi già càng ít dựa con càng tốt?

Tuổi già càng ít dựa con càng tốt?

(PNTĐ) - Tiếp tục gửi ý kiến thảo luận tới Diễn đàn, nhiều độc giả cho rằng, tuổi già cần nhất là những giây phút thảnh thơi, tránh xung đột không cần thiết nên việc bố mẹ càng ít cậy nhờ, dựa dẫm con thì càng tốt.