"Mật ngọt" lời yêu

Chia sẻ

PNTĐ-Chị tìm đến phòng tư vấn với nỗi lòng của một người vợ đã lén lút ngoại tình gần 6 tháng nay. Giờ chị nằm trong tình cảnh đi không được ở cũng không xong...

 
Trong cuộc sống hôn nhân, nhiều người cho rằng, vợ chồng sống với nhau chỉ cần làm tốt vai trò trách nhiệm; còn việc thể hiện tình cảm bằng lời nói yêu thương là "phù phiếm". Nhưng, đa số những phút xao lòng lại bắt nguồn từ những lời "mật ngọt" bên ngoài.
 
Ảnh minh họa
 
1 Chị tìm đến phòng tư vấn với nỗi lòng của một người vợ đã lén lút ngoại tình gần 6 tháng nay. Giờ chị nằm trong tình cảnh đi không được ở cũng không xong. Người đàn ông khiến chị xao lòng ấy cũng đang có gia đình. Anh yêu chị nhưng không đành lòng bỏ vợ con bởi họ vô tội và hơn hết là họ cần có anh mới có thể sống một cách đúng nghĩa về cả mặt tinh thần lẫn vật chất. Còn chị luôn phải sống trong cảnh phập phồng lo âu một ngày nào đó sự thật phản bội chồng sẽ bị lộ.
 
Chị đã từng hạnh phúc và hài lòng với người chồng tận tụy lo cho gia đình trong 6 năm qua. Anh có ưu điểm yêu vợ thương con nhưng cách anh thể hiện tình yêu thương ấy lại khô khan, quy bằng vật chất. Đối với anh, tiền mang về cho vợ càng nhiều thì tình cảm của anh càng lớn, còn lại, mọi thứ khác không quan trọng. Chị đã dựa vào ưu điểm ấy của chồng để gạt đi sự cộc cằn, thô lỗ trong cách anh đối xử với vợ hàng ngày, rằng con người được mặt này thì mất mặt kia, chẳng ai hoàn hảo. Từ ngày kết hôn đến nay, chị chưa một lần được nghe lời nói ngọt ngào, yêu thương từ chồng. Trong khi đó, mấy cô đồng nghiệp có chồng vụng nói như anh nhưng lại khéo viết. Không ít lần đi công tác, chị xem những tin nhắn yêu thương chồng họ gửi đến cho vợ mà tủi thân. Anh vụng nói, vụng cả viết, vài lần chị góp ý, thậm chí chủ động nhắn gửi lời yêu thương cho chồng nhưng rồi chỉ nhận lại được sự cáu kỉnh, thô lỗ hơn. Cứ thế chị sống trong tâm trạng luôn "đói khát" những lời nói ngọt ngào của chồng.
 
Một chiều mưa đi làm về chị bị một người đàn ông đụng phải khiến cả người lẫn xe ngã đổ kềnh ra đường. Sau khi đưa chị vào tiệm sửa lại xe xong, anh xin số điện thoại. Ngay trong đêm hôm đó, chị nhận được tin nhắn hỏi thăm của anh: "Em về có còn đau không? Nếu có vấn đề gì thì nhắn cho anh nhé, chúc em ngủ ngon". Chỉ có vậy thôi mà chị thao thức đến sáng. Sau đó, họ trở thành bạn, chị dần bị cuốn hút bởi những câu nói yêu thương, tin nhắn đậm chất "ngôn tình" của anh. Rồi chị xao lòng với người đàn ông đó, bất chấp anh đã có gia đình. Những lời nói yêu thương của người tình khiến chị thấy cuộc sống tươi đẹp hơn bên cạnh người chồng nhàm chán, khô khan của mình.    
 
2 Người tình của chị vốn làm nghề viết lách, thích thể hiện tình cảm với vợ bằng những câu nói ngọt ngào. Thế nhưng, vợ anh lại là người không thích kiểu lãng mạn đó. Chị cho rằng tình cảm vợ chồng phải thể hiện bằng hành động thực tế. Chị dựa vào tiêu chí tháng này anh có mang về đủ lương hay không, đưa vợ con đi ăn nhà hàng, mua sắm ở siêu thị mấy lần, không đi ngang về tắt... để đánh giá tình yêu của chồng dành cho mình nhiều hay ít. Chị thậm chí còn thấy "sợ" kiểu đàn ông lúc nào cũng nói lời hoa mỹ mà chẳng làm nên trò trống gì, khiến cuộc sống của vợ con lúc nào cũng khó khăn. Quan niệm vậy nên chị chẳng bao giờ dành cho chồng lời nói ngọt như nhiều người phụ nữ khác, dù là vào những lúc vui vẻ, riêng tư bên nhau.
 
Khi gặp chị, tâm hồn anh bỗng xao động bởi những lời nói ngọt tựa mía lùi. Cũng là cách xưng hô nhưng cái cách chị gọi anh sao mà mượt mà, êm đềm đến thế, tạo nên những làn sóng rung động vào sâu tận trái tim. Nó khác xa kiểu xưng hô chát chúa vợ anh vẫn dùng hàng ngày. Chỉ là một tin nhắn chúc nhau ngủ ngon, câu nói chúc ăn ngon miệng, chúc một buổi làm việc vui vẻ... cũng khiến anh bâng khuâng, hăng hái làm việc cả ngày. Đó là lý do, anh có những phút giây xao lòng ngoài vợ.
 
3 Một số người chồng, người vợ từng trải qua những giây phút xao lòng ngoài hôn nhân thú nhận, chính yếu điểm không biết nói lời yêu của bạn đời đã khiến họ bị cuốn hút bởi lời đường mật bên ngoài. Người tình của họ không giàu có, thành đạt, quyến rũ, hào hoa như chồng/vợ mình, nhưng lại đem đến cho họ niềm hạnh phúc, cảm giác được yêu thương, nâng niu, trân trọng. Đây cũng là lý do khiến nhiều người thắc mắc tại sao chồng/vợ mình lại ngoại tình với người thua kém mình nhiều đến thế. Không ít người còn đổ lỗi cho rằng hôn nhân bất hạnh là bởi bạn đời "sống ảo".
 
Cũng có nhiều cặp đôi cho rằng, nếu mỗi người đều làm tốt vai trò của mình thì hôn nhân của họ sẽ "khỏe mạnh", không cần phải "tiêm" thêm liều doping nào khác. Nhưng thực tế, hôn nhân cũng giống như một cỗ máy, cần được chăm sóc, bảo dưỡng hàng ngày thì mới chạy êm, chạy tốt. Và, chất bảo dưỡng-liều doping kỳ diệu cho hôn nhân đôi khi chỉ đơn giản là lời nói yêu thương, lãng mạn vợ chồng dành cho nhau trong cuộc sống hàng ngày.

Hoàn Thu

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.