Mẹ buồn khi con trai đòi học nấu ăn

Chia sẻ

Chiều tan làm, chị gọi điện cho chồng "chiều nay, anh để em đón con nhé!". "Có phải vì chuyện con đòi học nấu ăn mà anh kể cho em nghe trưa nay không?". "Không, chỉ là mấy tuần nay em bận quá, không có thời gian đón con nên hôm nay em tranh thủ về sớm một chút để hai mẹ con đi siêu thị mua ít đồ".

Chị nói với chồng như thế, nhưng trong lòng không phủ nhận vẫn có chút băn khoăn về câu chuyện mà anh kể. Mấy tháng nay, chị vùi đầu làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ nên việc đưa đón, chăm sóc, quản lý con cái đều do anh làm. Nhờ đó, chị có thời gian để làm tốt các công việc của mình hơn. Nhưng cũng vì thế mà chị ít có thời gian tâm sự với các con như trước.

Trưa nay, anh kể chuyện con trai đầu 10 tuổi muốn đi học nấu ăn. Chị sững sờ bởi chưa từng nghĩ đến một ngày đứa con trai mà chị rất kỳ vọng sau này sẽ đi du học, làm những công việc lớn lao. Mấy chuyện bếp núc, nấu nướng là việc của phụ nữ, hoặc là của người giúp việc, con trai chị sao lại có tư tưởng "thích" làm việc đó ngay từ lúc nhỏ. Chị thất vọng nghĩ, như vậy thì làm sao con trai có chí lớn để làm nghiệp lớn.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Chiều đón con ở trường, thằng bé thấy mẹ đến thì sáng mắt lên vui mừng. Trên đường về, chị cùng con ghé vào siêu thị, thằng bé có vẻ thích thú với việc mua sắm này. Chị để ý thấy nó mải mê xem các loại gia vị, nguyên liệu, thực phẩm để làm các món ăn, món bánh. Nó còn bảo mua mấy loại để về làm thử ăn. Chị im lặng quan sát, lòng dâng lên cảm giác buồn, thằng bé thật sự thích việc nấu nướng thật rồi.

Trên đường về, chị hỏi con: "Mẹ nghe nói con muốn đi học lớp nấu ăn à? Sao con lại thích làm việc đó?". Gần trường con học, có một trung tâm dạy nghề nấu ăn mẹ ạ, có cả lớp dạy nấu ăn cho trẻ em nữa. Các bạn lớp con đi học về tự làm bánh mang đến lớp chiêu đãi mọi người ngon lắm mẹ ạ?". "Con thích đi học nấu ăn chỉ vì lý do này à?". "Dạ không, con muốn học nấu ăn để nấu ngon cho mẹ ăn. Con thấy dạo này mẹ bận, bố vào bếp nấu cơm, nhưng bố nấu không ngon, mẹ ăn không được. Nếu con biết nấu ăn, con sẽ phụ bố nấu món ngon cho mẹ ăn để đảm bảo sức khỏe". "Bố là đàn ông, không biết nấu ăn cũng phải thôi, mẹ không trách bố. Con không phải lo đâu, mẹ ăn được mà. Con cứ tập trung học đi, không phải mất thời gian đi học nấu ăn làm gì. Con trai không cần học nấu ăn con ạ". "Sao con trai lại không cần học nấu ăn hả mẹ, con thấy ở nước ngoài, đàn ông vào bếp nấu ăn nhiều mà. Con xem phim thấy gia đình nào đàn ông biết nấu ăn, vào bếp cùng với vợ mình thì hạnh phúc, vui vẻ lắm mẹ ạ. Con muốn gia đình của mình sau này cũng như thế".

Lời con nói khiến chị ngỡ ngàng. Lâu nay, chị vẫn giữ định kiến về chuyện đàn ông vào bếp. Do đó, dù công việc bận đến mấy, chị cũng cố gắng lo chu toàn chuyện bếp núc. Thời gian này, chị bận học để nâng cao trình độ chuyên môn, cộng thêm công việc nhiều hơn nên phân thân không nổi mới để cho chồng vào bếp. Từ trước đến nay, anh chẳng biết nấu ăn nên giờ vào bếp nấu món gì cũng dở, thậm chí còn bày bừa ra khiến chị dọn dẹp mệt hơn. Có những ngày, chị mệt đứt hơi sau khi quá tải công việc ở cơ quan, về nhà lại dọn dẹp bếp núc bừa bãi do chồng đuểnh đoảng. Chị vẫn chấp nhận vì nghĩ chuyện bếp núc chẳng phải của đàn ông. Nhưng con trai chị thì khác, nó không nghĩ vậy.

Về đến nhà, chị vào bếp, thằng bé lăng xăng giúp mẹ nhặt rau. Lòng chị bỗng thấy ấm áp đến lạ lùng. Cảm giác hạnh phúc lan tỏa trong từng mạch máu của chị. Hôm nay, chị đã rất buồn khi biết được trai con muốn học nấu ăn, nhưng bây giờ lòng chị lại thấy vui mừng. Chị dự định, ngày mai sẽ đến tận trung tâm tìm lớp dạy nấu ăn dành cho lứa tuổi thiếu niên để đăng ký cho con trai học.

HUYỀN LY

Tin cùng chuyên mục

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.
Mẹ hãy ly hôn đi

Mẹ hãy ly hôn đi

(PNTĐ) - Tép đẩy nhẹ cánh cửa nhà kho sau vườn, ánh sáng bên ngoài tràn vào, mùi ẩm mốc bên trong bốc lên đặc sệt trong cánh mũi. Thằng nhỏ nheo mắt để làm quen với bóng tối trong kho, nó nhận ra những ngón chân của mẹ thò ra sau chiếc thùng phi bằng nhựa.