Muốn ly hôn chồng là người nước ngoài phải làm thế nào?

Chia sẻ

Con gái tôi kết hôn với một người Hàn Quốc. Mọi thủ tục kết hôn đều làm ở Việt Nam. Cưới xong, con gái tôi theo chồng về Hàn Quốc sinh sống. Sau ba năm, hôn nhân không còn hạnh phúc nên con gái tôi đã đưa con về Việt Nam sống, con rể tôi vẫn ở Hàn Quốc.

Muốn ly hôn chồng là người nước ngoài phải làm thế nào? - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Đến nay, con gái tôi và cháu ngoại đã về nước được 2 năm, con rể tôi không còn liên lạc hay có trách nhiệm gì với vợ con. Bây giờ, con gái tôi muốn ly hôn người chồng Hàn Quốc này để làm lại cuộc đời. Nhưng, gia đình chúng tôi không biết phải làm cách nào để ly hôn với người chồng đang sinh sống ở nước ngoài. Nhiều người nói, nếu con rể tôi không về Việt Nam thì con gái tôi cũng không ly hôn được. Tôi muốn hỏi Quý Báo, điều đó có đúng không? Trong trường hợp của con gái tôi thì làm thế nào để ly hôn? Mong Quý báo tư vấn giúp!

Nguyễn Thị Yến (Hà Đông, Hà Nội)

Trường hợp của con gái bạn thuộc diện ly hôn có yếu tố nước ngoài. Vấn đề này được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Theo điều 127 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm các trường hợp cụ thể như: Ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; Ly hôn giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam khi họ có yêu cầu.

Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Như vậy trường hợp này, bạn đã chuyển về nước sinh sống và trước đó làm thủ tục đăng ký kết hôn ở trong nước nên việc ly hôn có thể giải quyết tại Việt Nam.

Cụ thể, thủ tục ly hôn được thực hiện như sau. Đầu tiên, con gái bạn phải chuẩn bị hồ sơ ly hôn. Theo đó, hồ sơ ly hôn với người nước ngoài gồm có: Đơn xin ly hôn hoặc Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu của Tòa án). Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; Hộ khẩu (bản sao chứng thực); Bản sao Giấy khai sinh của con. Bản sao chứng thực chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản). Hồ sơ tài liệu chứng minh việc một bên đang ở nước ngoài (nếu có).

Các bước thực hiện thủ tục ly hôn: Nộp hồ sơ hợp lệ về việc xin ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền (Theo khoản 3 Điều 35 và Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh). Trong thời hạn 7-15 ngày, Tòa án kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì Tòa án sẽ gửi thông báo tạm ứng án phí. Theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì mức án phí sơ thẩm trong vụ việc ly hôn là 300.000 đồng nếu không có tranh chấp về tài sản. Nếu có tranh chấp về tài sản, án phí được xác định theo giá trị tài sản.

Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự tại Chi cục thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án.

Tòa án mở phiên hòa giải tại tòa và tiến hành thủ tục ly hôn tại Tòa theo thủ tục sơ thẩm. Thời gian giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài là từ 4 - 6 tháng từ ngày thụ lý theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Báo PNTĐ

Tin cùng chuyên mục

Hạnh phúc ngoài dự tính

Hạnh phúc ngoài dự tính

(PNTĐ) - Có 3 người con trai, nhưng ông Sơn - bà Xuân chưa từng thấy hạnh phúc. Anh cả công tác trong ngành quân đội, anh thứ là thợ cơ khí giỏi, anh út là chủ nhà hàng, cả 3 anh đều đã lập gia đình. Trong nhà luôn êm ấm, chưa hề thấy cãi vã. Nhưng điều mà ông Sơn bà Xuân cho là hạnh phúc, ấy là một thằng cháu trai.
Con gái của mẹ đã lớn

Con gái của mẹ đã lớn

(PNTĐ) - Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.
Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

(PNTĐ) - Lâu nay, một số người thường ngại đề cập tới vấn đề chăn gối vợ chồng, cho rằng đó là chuyện tế nhị, cần được giấu kín. Tuy nhiên, tình dục lại có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hôn nhân, thậm chí nhiều cặp vợ chồng chia tay chỉ vì không hòa hợp trong tình dục.