Góc tư vấn Hành trang xây tổ ấm:

Nên nhờ ai quản lý giúp di chúc?

Chia sẻ

(PNTĐ) -

Tôi năm nay đã 85 tuổi, có hai con một trai, một gái. Hiện, tôi đang sở hữu một mảnh đất rộng 200m2 ở mặt đường quốc lộ nên rất có giá trị. Tôi đã hoàn thành di chúc nhưng không muốn tiết lộ cho các con biết. Vậy xin hỏi, có nơi nào, người nào khác có thể giúp tôi giữ di chúc của mình không? 

Lê Đình Thọ (Sóc Sơn)

Trả lời
Tại khoản 1 Điều 641 Bộ luật Dân sự quy định: “Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc”.

Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng (do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập) và Văn phòng công chứng (do Công chứng viên thành lập).

Theo đó, nếu không yên tâm khi lưu giữ di chúc ở nhà, bác có thể gửi di chúc cho người khác giữ hoặc tìm đến các tổ chức hành nghề công chứng như Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng để đề nghị cung cấp dịch vụ lưu giữ di chúc. 

Tại khoản 3 Điều 641 Bộ luật Dân sự quy định chung về nghĩa vụ của người lưu giữ di chúc như sau:

“a) Giữ bí mật nội dung di chúc;

b) Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc;

c) Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất hai người làm chứng”.

Ngoài ra, tổ chức hành nghề công chứng khi cung cấp dịch vụ lưu giữ di chúc còn phải tuân thủ các quy định tại Điều 60

Luật Công chứng:

“1. Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ di chúc của mình. Khi nhận lưu giữ di chúc, công chứng viên phải niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, ghi giấy nhận lưu giữ và giao cho người lập di chúc.

2. Đối với di chúc đã được tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ nhưng sau đó tổ chức này chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì trước khi chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể, tổ chức hành nghề công chứng phải thỏa thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lưu giữ di chúc. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì di chúc và phí lưu giữ di chúc phải được trả lại cho người lập di chúc.

Vậy, dù bác có gửi di chúc cho cá nhân hay tổ chức hành nghề công chứng thì những chủ thể đó phải có trách nhiệm bảo quản và lưu giữ theo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, Luật sư khuyên bác không nên gửi cho một cá nhân nào đó để lưu giữ di chúc mà nên lựa chọn tổ chức hành nghề công chứng uy tín để đảm bảo tính khách quan. Không những thế, tổ chức hành nghề công chứng là tổ chức cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, thuộc sự quản lý của cơ quan Nhà nước nên việc sơ xuất trong quá trình bảo quản và lưu giữ di chúc gần như không xảy ra.

Luật sư Nguyễn Tiến Trung
Công ty Luật TNHH Trung Nguyễn

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.