Nên xem báo hiếu bằng dịch vụ là hình thức giảm tải cho con cháu

Chia sẻ

Khi cuộc sống với nhiều áp lực và quá tải đối với con người, sẽ xuất hiện các dịch vụ để giảm tải và giải phóng sức lao động. Chúng ta chấp nhận nhiều loại hình dịch vụ trong cuộc sống? Vậy tại sao lại không chấp nhận dịch vụ báo hiếu, khi mà cuộc sống đòi hỏi và dịch vụ này đang trở nên hết sức cần thiết giúp giảm tải cho một bộ phận con cái đang bị quá tải các trách nhiệm với gia đình và xã hội?

Dịch vụ chăm sóc phần mộ cha mẹ- báo hiếu cõi âm đang phát triển trong xã hội hiện đạiDịch vụ chăm sóc phần mộ cha mẹ- báo hiếu cõi âm đang phát triển trong xã hội hiện đại

Cần hiểu đúng đạo hiếu và cách báo hiếu

Dân tộc ta từ rất xa xưa đã sớm thích nghi và ứng dụng những tư tưởng tích cực về đạo lý làm người của Nho giáo như “tam cương”, “ngũ thường”, “tam tòng”, “tứ đức” vào đời sống gia đình và xã hội, điều này đã giúp cho con người ý thức sâu sắc về đạo làm con, báo hiếu, phụng dưỡng, thờ phụng tổ tiên, cha mẹ…

Trong đời sống nhân gian, phương cách báo hiếu cũng đã được Khổng Tử đề ra ngụ ý rằng trong cách ăn ở cư xử phải hết lòng cung kính, lúc nuôi dưỡng cha mẹ phải nhiệt tâm và vui vẻ, lúc cha mẹ đau ốm phải hết lòng lo lắng thuốc thang chữa chạy, khi ma chay thì phải hết lòng thương xót, khi cúng tế tang lễ thì phải trang nghiêm.

Việc cúng giỗ tổ tiên, cha mẹ được coi là việc báo hiếu cõi âm, là ngày con cháu tưởng nhớ đến công lao sinh thành, xây nền móng của các bậc tổ tiên, cầu xin vong linh các bậc tiền bối phù hộ độ trì cho con cháu, cho gia đình, dòng họ. Việc cúng giỗ hàng năm cũng là dịp đoàn tụ gia đình, con cháu quây quần sau những ngày làm ăn xa cách, mâm cơm mặn dâng cúng được chính con cháu trong nhà sửa soạn, mua sắm đồ hương hoa, oản quả, áo quần, vàng mã dâng lên linh đàn bằng tấm lòng thành tâm thơm thảo. Thế nhưng ngày nay, xã hội hiện đại phát triển, con người bận rộn trong guồng quay mải miết của công việc, với áp lực học tập, phấn đấu cho sự nghiệp. Thời gian dành cho việc nghỉ ngơi, thư giãn hay nấu nướng vào dịp cúng giỗ, thắp hương thăm viếng mộ người thân cũng bị hạn chế, thì dịch vụ online đặt cỗ, chăm sóc trọn phần mộ, vệ sinh, thắp hương ngày rằm, mùng 1 ra đời. Đây là một dịch vụ góp phần giảm tải gánh nặng cho con cháu.

Khi con cháu ở xa không có điều kiện về thăm viếng tổ tiên, cha mẹ nhờ dịch vụ này mà yên tâm phần nào khi tự tay mình không thể thường xuyên thực hiện tấm lòng thành. Việc thờ phụng, cúng giỗ trong xã hội ngày nay cũng còn nhiều tranh cãi, quan điểm tùy thuộc vào cách suy nghĩ, nhìn nhận của mỗi người. Cúng giỗ qua mạng hay đi viếng mộ trực tiếp, đặt dịch vụ cỗ làm sẵn hay tự tay nấu cỗ điều đó tùy thuộc vào điều kiện, gia cảnh của từng người, thời gian sắp xếp, kinh tế của mỗi gia đình.

Bởi trong thực tế có những người đi làm ăn xa, định cư ở nước ngoài đúng ngày giỗ nếu không về được có thể sắm sửa một mâm cơm cúng vọng người quá cố, bởi “con ở đâu cha mẹ ở đấy”. Dâng cúng một bông hoa, chén nước thanh thủy cũng là tâm thành khi điều kiện con cháu không dư dả. Ngược lại cỗ bàn linh đình, mâm cao cỗ đầy nhưng bạo hành, ngược đãi, khe khắt với cha mẹ cũng không thể hiện đạo lý với đấng sinh thành.

Đạo hiếu của con cháu chúng ta dù ở xã hội nào, cốt là ở trong tâm của mỗi người và quan trọng nhất là báo hiếu, phụng dưỡng cha mẹ lúc hiện tiền để cha mẹ cảm nhận được tình thương yêu, báo đáp của cháu con, để tuổi già của mẹ cha được an nhiên đúng nghĩa.

Lê Vân (Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội)

Dịch vụ báo hiếu là xu thế của cuộc sống hiện đại

Xã hội nào xu thế đó, đây là quy luật của cuộc sống nên trong quan điểm của tôi, dịch vụ báo hiếu không sai, nó là xu thế của cuộc sống hiện đại ngày nay. Nó chỉ sai, khi con người sử dụng dịch vụ đó không đúng mục đích mà thôi.

Tôi là con một trong gia đình, hiện nay đang sinh sống ở nước ngoài. Cha mẹ đẻ và cha mẹ vợ tôi đều sống ở trong nước. Là con cái, chúng tôi cũng muốn đón cha mẹ ra nước ngoài sống cùng để được cận kề chăm sóc báo hiếu hàng ngày. Thế nhưng do điều kiện sống cũng như ý nguyện của cha mẹ, chúng tôi không thể làm điều ấy. Do đó, tuổi già của cha mẹ chúng tôi rơi vào cảnh sống cô đơn vắng con cháu. Để chăm sóc họ, ban đầu chúng tôi thuê dịch vụ giúp việc gia đình. Thế nhưng, dịch vụ này không hiệu quả khi người giúp việc không có kỹ năng chăm sóc người già đau ốm, cha mẹ chúng tôi rơi vào cảnh bị người giúp việc bạo hành thường xuyên.

Do đó, chúng tôi thuyết phục cha mẹ vào nhà dưỡng lão. Rất may, hiện nay trong nước đang có một số trung tâm dưỡng lão tư nhân, có dịch vụ chăm sóc người già đau ốm rất tốt. Từ ngày cha mẹ chúng tôi vào nhà dưỡng lão, sức khỏe ổn định, tâm lý của họ cũng yên tâm hơn vì lúc nào cũng có đội ngũ điều dưỡng có tay nghề chăm sóc. Bản thân chúng tôi cũng thoải mái vì đã chăm sóc tuổi già của bố mẹ trọn vẹn. Khi cha mẹ mất, chúng tôi không thể mang tro cốt của họ ra nước ngoài an táng nên vẫn để trong nước. Theo văn hóa truyền thống, việc chăm sóc phần mộ, viếng mộ ngày lễ Tết vẫn cần được làm thường xuyên. Vợ chồng tôi không thể trực tiếp làm điều đó nên phải thuê dịch vụ chăm sóc phần mộ người thân. Nhờ dịch vụ này, phần mộ của cha mẹ chúng tôi vẫn ấm hương ngày lễ, Tết, được chăm nom. Tôi nghĩ, cha mẹ cũng ấm lòng mà không buồn giận con cái vì trực tiếp làm việc đó.

Điều quan trọng là con cái có tâm báo hiếu cha mẹ thì dù là sử dụng dịch vụ vẫn luôn theo dõi, sát sao chứ không phó thác, bỏ mặc hoàn toàn cho dịch vụ đó. Còn khi con cái không có tâm thì dù sống bên cạnh cha mẹ hàng ngày vẫn có hành vi bỏ mặc, ngược đãi cha mẹ.

Nguyễn Đăng Cầu (thành phố Osaka, Nhật Bản)

Tin cùng chuyên mục

Hạnh phúc ngoài dự tính

Hạnh phúc ngoài dự tính

(PNTĐ) - Có 3 người con trai, nhưng ông Sơn - bà Xuân chưa từng thấy hạnh phúc. Anh cả công tác trong ngành quân đội, anh thứ là thợ cơ khí giỏi, anh út là chủ nhà hàng, cả 3 anh đều đã lập gia đình. Trong nhà luôn êm ấm, chưa hề thấy cãi vã. Nhưng điều mà ông Sơn bà Xuân cho là hạnh phúc, ấy là một thằng cháu trai.
Con gái của mẹ đã lớn

Con gái của mẹ đã lớn

(PNTĐ) - Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.
Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

(PNTĐ) - Lâu nay, một số người thường ngại đề cập tới vấn đề chăn gối vợ chồng, cho rằng đó là chuyện tế nhị, cần được giấu kín. Tuy nhiên, tình dục lại có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hôn nhân, thậm chí nhiều cặp vợ chồng chia tay chỉ vì không hòa hợp trong tình dục.