Ngày quốc tế nam giới 19/11 tôn vinh điều gì?

Chia sẻ

Theo các nhà tổ chức, ngày Quốc tế Nam giới được kỷ niệm để làm chú ý đến sự phân biệt đối xử đối với nam giới và trẻ em trai trong các lĩnh vực y tế, luật gia đình, giáo dục và truyền thông, cũng như để vinh danh những thành tựu tích cực và đóng góp của nam giới.

Ngày Quốc tế Nam giới được thành lập vào năm 1999 bởi Tiến sĩ Jerome Teelucksingh. Ông từng là giảng viên lịch sử tại Đại học Tây Ấn ở Trinidad Tobago. Jerome Teelucksingh đã chọn ngày 19/11 để tôn vinh sinh nhật của cha mình. Ngay sau đó, ngày Quốc tế Nam giới được Liên Hợp Quốc ủng hộ, và nhận được sự ủng hộ của các nhóm nam giới ở Mỹ, châu Âu, châu Á, châu Phi và vùng Caribe.

Ảnh minh họa. Nguồn: IntẢnh minh họa. Nguồn: Int

Ngày này không nhằm cạnh tranh với ngày Quốc tế Phụ nữ, mà nhằm nêu bật tầm quan trọng của sức khỏe thể chất và tinh thần của nam giới và trẻ em nam, cải thiện quan hệ giữa các giới, thúc đẩy bình đẳng giới và làm nổi bật vai trò của nam giới. Đây là dịp để nam giới nêu bật sự phân biệt đối xử với họ và để kỷ niệm những thành tựu và đóng góp của mình, đặc biệt là đóng góp đối với cộng đồng, gia đình, hôn nhân và chăm sóc con cái.

Mỗi năm, một chủ đề riêng lại được giới thiệu trong ngày này, chẳng hạn như trong năm 2002 là "hòa bình", năm 2003 là "sức khỏe nam giới", năm 2007 là "chữa lành và tha thứ", năm 2009 là "hình mẫu vai trò nam tích cực"... “Thúc đẩy quan hệ tốt đẹp hơn giữa nam giới và nữ giới” là chủ đề của Ngày Quốc tế Đàn ông năm 2021. Những người tham gia không bắt buộc phải chấp nhận những chủ đề này mà được tự do tạo tiêu chí cho riêng mình, mà phù hợp nhất với nhu cầu của họ và lợi ích tương ứng.

Tại Việt Nam, ngày kỷ niệm này còn khá mới mẻ với mọi người nhưng trên thực tế ngày đặc biệt cho nam giới này đã được tổ chức tại hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Đan Mạch, Ấn Độ, Singapore, Nam Phi, Áo, Jamaica, Hoa Kỳ, Na Uy…

Một điều đặc biệt là ngày Thiếu nhi Thế giới kế tiếp ngày Quốc tế Nam giới vào 20/11 tạo ra một lễ kỷ niệm 48 giờ của nam giới và trẻ em tương ứng trong thời gian đó vai trò người lớn đóng góp tích cực trong cuộc sống của trẻ em và được công nhận.

 YÊN HƯNG

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.