Nghị lực sống của cô gái khiếm thị

Chia sẻ

Đào Thu Hương (SN 1985) là cô gái khiếm thị Việt Nam duy nhất làm việc cho Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP). Cô là gương sáng dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X vừa qua. Hương đã thực hiện nhiều dự án xã hội mang tính nhân văn hỗ trợ người khuyết tật phục hồi sau dịch Covid-19.

Chị Nguyễn Thị Hạnh luôn chăm sóc cô con gái xinh xắn, đáng yêuChị Nguyễn Thị Hạnh luôn chăm sóc cô con gái xinh xắn, đáng yêu (Ảnh: V.V)

Khẳng định mình bằng nghị lực phi thường

Sinh năm 1985, sống cùng gia đình trong một ngõ nhỏ ở phố Khâm Thiên (Hà Nội), Hương bị khiếm thị từ năm 10 tuổi nhưng gia đình đã giúp Hương có nghị lực sống lạc quan. Cô gái vươn lên học giỏi và được tuyển thẳng vào trường đại học Sư phạm Hà Nội, ra trường với tấm bằng thủ khoa tiếng Anh. Hương được vinh danh là một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu của Việt Nam năm 2010.

Không dừng lại ở đó, Đào Thu Hương tiếp tục nhận bằng thạc sĩ Phát triển cộng đồng quốc tế tại Australia và hoàn thành khóa tập huấn kỹ năng lãnh đạo cho người khuyết tật khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Nhật Bản.

Từ đây, Đào Thu Hương bắt đầu tham gia và thực hiện nhiều dự án hỗ trợ người khuyết tật. Năm 2018, cô tổ chức thành công sự kiện truyền thông đầu tiên mang tên “Trải nghiệm bóng tối” của Tổ chức phi chính phủ Samaritan’s Purse (tổ chức cứu trợ thế giới tại Việt Nam hoạt động vì người nghèo, người khuyết tật).

Sự kiện nhằm kết nối các học sinh, sinh viên khiếm thị với các nhà tuyển dụng tiềm năng và nâng cao nhận thức cộng đồng về năng lực của người khiếm thị, đặc biệt là trên địa bàn Hà Nội. Cũng trong khuôn khổ dự án, cô tham gia hỗ trợ học sinh tại hai trường phổ thông chuyên dạy tại Hà Nội.

Đào Thu Hương còn tham gia buổi tham vấn về quyền của người khuyết tật, sáng kiến và chủ trì dự án “Đánh giá nhanh về tác động của Covid-19 đối với người khuyết tật” công bố vào tháng 5/2020, cung cấp nhiều thông tin quý báu cho công tác hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương.

Là nữ khiếm thị Việt Nam duy nhất làm việc cho UNDP, từ tháng 5/2019, Đào Thu Hương tập trung phát triển và thực hiện các chương trình hỗ trợ người khuyết tật. Ngoài ra, cô còn đẩy mạnh hoạt động hợp tác với các cơ quan chính phủ và các tổ chức của người khuyết tật…

Kỳ tích của người mẹ

Trên bước đường thành công của cô gái khiếm thị Đào Thu Hương, luôn có mẹ bên cạnh, nữ công an Nguyễn Thị Hạnh.

Chị Hạnh kể, năm Hương 6 tuổi, chị thấy mắt con ngày càng kém. Bác sĩ bảo, dị tật mắt của Hương thuộc dạng hiếm gặp, nhãn áp càng ngày càng tăng gây đau nhức trong mắt. Ca mổ không thành không, mắt phải của Hương coi như hỏng, chỉ còn mắt trái vẫn lờ mờ nhìn được. Khi Hương đi học, chị Hạnh phải dùng bút bi kẻ đậm từng dòng trong vở viết ô ly để con nhìn rõ hơn.

Đến đầu năm học lớp 4, Hương không còn nhìn rõ chữ. Không còn cách nào khác, chị Hạnh cho con vào học trường Nguyễn Đình Chiểu. Vốn chỉ nghĩ cho con đi học để đỡ được hòa nhập với các bạn, nhưng chị không ngờ sau một năm học thành thạo chữ nổi, Hương được xếp vào lớp học hòa nhập cùng các bạn sáng mắt. Cô bé ham học đã quên đi nỗi buồn khi không nhìn thấy ánh sáng ngày nào. 8 năm học ở trường Nguyễn Đình Chiểu, năm nào Hương cũng đứng đầu lớp.

Mặc dù điểm thi vào cấp 3 của Hương dẫn đầu khối nhưng khi xin đi học không trường nào tiếp nhận. Chị Hạnh lại thêm nhiều đêm mất ngủ bởi không có trường cấp 3 công lập nào ở Hà Nội có giáo viên được đào tạo dạy cho học sinh khiếm thị. Thật may có một người bạn đưa mẹ con chị tới gặp cố Giáo sư Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường PTTH Dân lập Lương Thế Vinh. Thầy gật đầu đồng ý nhận ngay Hương vào học và miễn học phí.

Mừng vì con được nhận học, nhưng chị Hạnh tiếp tục đối mặt nỗi lo mới. Để có sách chữ nổi cho con học, chị phải đặt mua trong TP.HCM và Đà Nẵng, lên tới vài triệu đồng một bộ. Cả tháng lương của chị chỉ để dành mua sách cho con. Để việc học của con đạt hiệu quả, chị Hạnh quyết định bán đi chiếc xe máy Chaly duy nhất của gia đình để đầu tư cho Hương chiếc máy vi tính xách tay. Ngày học ở trường, tối Hương lại được mẹ ngồi cạnh cùng học. Với kết quả học tập xuất sắc, luôn dẫn đầu trong 3 năm học PTTH, Hương được Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc cách, tuyển thẳng vào khoa tiếng Anh trường đại học Sư phạm.

4 năm Hương học đại học là từng ấy buổi tối, chị Hạnh thức thật khuya đọc sách thu vào băng cho con. Sức mẹ có hạn, tiếng Anh lại không đủ để hỗ trợ con, Hương phải tự học, tham khảo tài liệu trên mạng. Giữa cả lớp là những người sáng mắt, Hương tự tin khẳng định mình, luôn trong top sinh viên dẫn đầu lớp. Hương trưởng thành như ngày hôm nay, chính là nhờ điểm tựa vững vàng từ mẹ!

Giờ đây, mỗi ngày của Hương là giúp mẹ một số việc nhà, được mẹ chăm chút bằng tất cả yêu thương. Chị Hạnh giúp Hương thay đồ để con gái lên xe ôm công nghệ, đi tới nơi làm việc. Với chị Hạnh, con gái mình đang sống một cuộc đời rất tươi sáng!

CHI MAI

Tin cùng chuyên mục

Chúng ta vẫn là vợ chồng nhé

Chúng ta vẫn là vợ chồng nhé

(PNTĐ) - Chiều dần buông. Ông Hòa ngồi thẫn thờ nhìn ra con đường nhỏ quanh co. Nơi đó, ông như thấy bóng dáng của người vợ tần tảo mỗi chiều đi chợ bán rau về trên chiếc xe đạp cà tàng. Chiếc xe với sự lo toan của bà đã thay ông nuôi đàn con trưởng thành.
Xe ôm “ông nội”

Xe ôm “ông nội”

(PNTĐ) - 4 đứa cháu ra đời khiến ông bà quay như chong chóng trong khi trước đó ông bà tuyên bố “con ai người đó lo, ông bà chỉ chơi chứ không chăm cháu”.
Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.