Người trẻ tập “thắt lưng buộc bụng” từ Covid-19

Chia sẻ

Đại dịch Covid-19 kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó một bộ phận không nhỏ bạn trẻ bị giảm thu nhập, thậm chí cuộc sống trở nên lao đao. Một lối sống khác đã hình thành trở thành trải nghiệm để tuổi trẻ không “sống hoài, sống phí”!

Đại dịch Covid-19 đã để lại những ảnh hưởng rõ rệt về chuyện thu nhập và vấn đề tài chính của người trẻĐại dịch Covid-19 đã để lại những ảnh hưởng rõ rệt về chuyện thu nhập và vấn đề tài chính của người trẻ (Ảnh: minh họa)

Đã vài tháng nay, Hồng Lam (27 tuổi, nhân viên pháp chế của một công ty công nghệ) tự chuẩn bị phần cơm trưa ở nhà, thay vì ra ngoài ăn trưa với đồng nghiệp như trước. Chỉ cần dậy sớm hơn chừng 1 tiếng đồng hồ để chuẩn bị là tiết kiệm được một khoản rồi. Lam cũng hạn chế tối đa ăn uống ngoài hàng. Lam “thắt chặt” chi tiêu hơn nữa bằng việc mua áo quần, mỹ phẩm giảm giá. Kể cả bàn ghế, tủ lạnh hay nồi cơm điện cũng được “tậu” từ các cửa hiệu đồ cũ. Có tháng Lam gần như không tham gia bất kỳ cuộc gặp gỡ hàng quán nào với bạn bè, đồng nghiệp, luôn về thẳng nhà sau khi tan làm.

Xuân Bách (34 tuổi, kỹ thuật viên của một công ty truyền thông số) cũng phải “ép” mình chi tiêu khắt khe hơn khi biết lương sẽ bị giảm 1/3 và khó mà tăng ngay trở lại. Vừa mới cưới vợ, đang trả góp tiền mua nhà, với Bách, đây thật sự là một gánh nặng. Bởi vậy, Bách phải hạn chế tất cả nhu cầu mua sắm hàng hiệu, café cuối tuần và du lịch với bạn bè như trước đây! Ngoài công việc chính ở công ty, bạn tìm thêm dự án ngoài để làm thêm, sẵn sàng thức đến 2, 3 giờ sáng để hoàn thành rồi 8h lại có mặt ở công ty. Trải qua một thời gian “gồng mình” như thế, Bách cho biết: Đã qua giai đoạn khổ sở, giờ đây bạn nhận ra mình có thể làm được nhiều việc hơn trước đây rất nhiều. Cuộc sống trở nên chủ động hơn, chạy đua với thời gian và tiền bạc giúp Bách nhận ra đâu mới là điều mình cần trân trọng.

Cả Bách và Lam đều thừa nhận rằng thu nhập từ công việc chính vẫn đủ để sống khỏe, nhưng vì muốn có một khoản tiền phòng khi ốm đau, bệnh tật nên đã quyết định đi làm thêm ngoài giờ. “Trước đó làm cứ mải ăn tiêu, không dành dụm, rồi Covid-19 ập đến trở tay không kịp, phải vay mượn để trả tiền trọ. Giờ mình rút kinh nghiệm, gắng một tí để phòng ốm đau và chủ động cho tương lai nữa” - Lam chia sẻ.

Nhiều bạn trẻ có mức thu nhập ổn định lại chọn các giải pháp tài chính, tín dụng để chi tiêu. Thanh Nga (làm công việc thiết kế tự do) cho biết, do dịch bệnh, Nga buộc phải tìm cách xoay sở ngoài thu nhập bằng cách tìm đến cho vay tín dụng, đáp ứng nhanh nhu cầu về tiền, cứ vay rồi xài trước, khi nào có lương sẽ trả sau. Tuy nhiên, Nga cũng cảnh báo: Lạm dụng tín dụng sẽ là nước đi nguy hiểm. Bởi muốn không “sa chân” vào hình thức này, bạn cần có mức thu nhập ổn định và có am hiểu nhất định về công nghệ và các hình thức tín dụng. Sơ sẩy là thành con nợ ngay, vì ngoài kia, tín dụng “đen” cũng bủa vây những bạn trẻ túng quẫn cần tiền mà nhẹ dạ rất nhiều.

“Thắt lưng buộc bụng” của các bạn trẻ không chỉ là ăn cơm tự nấu, dùng đồ cũ, cắt giảm chi tiêu và tiết kiệm để phòng thân, mà còn là để bản thân được trải nghiệm thật nhiều điều của cuộc sống.

Một năm sống trong đại dịch Covid-19 đã để lại những ảnh hưởng rõ rệt lên chuyện thu nhập và vấn đề tài chính của người trẻ. Nhưng không phải chỉ có tin xấu. Trong cái rủi có cái may, bạn trẻ học được cách tiết kiệm nhiều hơn, sống không lãng phí, bớt lệ thuộc vào vật chất hơn. Giá trị thật sự của “tiết kiệm” đã tạo thói quen tốt cho cá nhân giới trẻ và sự lạc quan trong nghịch cảnh.

CHI ANH

Tin cùng chuyên mục

Chúng ta vẫn là vợ chồng nhé

Chúng ta vẫn là vợ chồng nhé

(PNTĐ) - Chiều dần buông. Ông Hòa ngồi thẫn thờ nhìn ra con đường nhỏ quanh co. Nơi đó, ông như thấy bóng dáng của người vợ tần tảo mỗi chiều đi chợ bán rau về trên chiếc xe đạp cà tàng. Chiếc xe với sự lo toan của bà đã thay ông nuôi đàn con trưởng thành.
Xe ôm “ông nội”

Xe ôm “ông nội”

(PNTĐ) - 4 đứa cháu ra đời khiến ông bà quay như chong chóng trong khi trước đó ông bà tuyên bố “con ai người đó lo, ông bà chỉ chơi chứ không chăm cháu”.
Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.