Nhân lên nhiều người cha trách nhiệm

MAI CHI
Chia sẻ

(PNTĐ) -Trong tiến trình xóa bỏ bất bình đẳng giới và chất lượng cuộc sống, rất cần những giải pháp tác động tới nam giới, giúp giới này thay đổi nhận thức, từ đó không còn tư tưởng trọng nam khinh nữ, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, hướng tới nâng cao chất lượng dân số và cuộc sống.

Lần đầu tiên, có một dự án can thiệp tới nam giới, giúp họ thay đổi nhận thức, thêm yêu vợ con và trở thành nòng cốt trong công cuộc phát động "nói không với trọng nam khinh nữ", không lựa chọn giới tính khi sinh. Đó là mô hình Người cha trách nhiệm.

Nhân lên nhiều người cha trách nhiệm - ảnh 1
25 Câu lạc bộ “Người cha trách nhiệm” tại các tỉnh phía Bắc đã giúp các ông bố được hướng dẫn, tư vấn về hôn nhân, gia đình (ảnh minh họa)

Mô hình "Người cha trách nhiệm" do Hội Nông dân Việt Nam triển khai nằm trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ kỹ thuật của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) cho Chính phủ Việt Nam giai đoạn 2017-2021 và đề án "Giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình tại khu vực nông thôn Việt Nam giai đoạn 2015-2020". Mô hình nhằm nâng cao nhận thức của những người chuẩn bị làm cha mẹ, chỉ ra các nguyên nhân gốc rễ của bạo lực giới và thúc đẩy các mối quan hệ, quan niệm lành mạnh về nam tính...

Tại các buổi sinh hoạt, các ông bố được hướng dẫn, tư vấn về hôn nhân, gia đình, sức khỏe bà mẹ trẻ em, các tình huống thực tế trong việc xử lý các gia đình, đặc biệt là chăm sóc con cái. Đến nay, dự án đã có 25 Câu lạc bộ “Người cha trách nhiệm” tại các tỉnh phía Bắc. Dự kiến thời gian tới, mô hình tiếp tục nhân rộng tại nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Qua các buổi sinh hoạt, nam giới đã thay đổi thói quen, nhận thức về bình đẳng giới; ý thức trách nhiệm của các ông bố được nâng lên; giúp họ trở thành người bạn, người đồng hành đáng tin cậy, biết cách lắng nghe, chia sẻ, thấu hiểu những tâm tư nguyện vọng, nỗi niềm của vợ con; cách thức xây dựng gia đình hạnh phúc…

Hiệu quả hoạt động của mô hình đã góp phần đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình nông dân văn hóa ngày càng phát triển sâu rộng, thu hút trên 90% gia đình tham gia. Các gia đình tham gia mô hình cũng thường xuyên giao lưu, gặp gỡ, giải quyết những vướng mắc giữa các cặp vợ chồng, can thiệp, hỗ trợ, hòa giải kịp thời khi có vụ việc xảy ra, góp phần xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc và bảo đảm an ninh trật tự ở địa phương.

Nhân lên nhiều người cha trách nhiệm - ảnh 2

Bà Phạm Thu Hương – Hội Nông dân Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm việc triển khai chương trình "Người cha trách nhiệm".

Vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh thực sự trở thành thách thức với công tác dân số từ năm 2006 khi tỷ suất giới tính tăng lên 109,8 và tỷ số này là 112 năm 2021. Mất cân bằng giới tính khi sinh tuy xuất hiện muộn hơn một số nước nhưng tăng nhanh và lan rộng, xảy ra ở cả thành thị và nông thôn. Năm 2006 có 3/6 vùng mất cân bằng giới tính khi sinh thì đến 2020 là 5/6 vùng, chỉ có Tây Nguyên là đang ngưỡng an toàn. Các vùng còn lại đều đang đối mặt với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là Trung du và miền núi phía Bắc.

Theo số liệu dự báo của Tổng cục Thống kê – Bộ Kế hoạch và đầu tư, nếu tỷ suất giới tính khi sinh vẫn giữ như hiện nay, Việt Nam sẽ dư thừa 1,5 triệu nam giới vào năm 2034 và tăng lên 2,5 triệu vào năm 2059. Như vậy, nếu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam tiếp tục gia tăng và không được kiểm soát sẽ để lại những hệ lụy khó lường về mặt xã hội, kinh tế… Vị thế và vai trò của người phụ nữ ngày càng bị hạ thấp, thậm chí phụ nữ còn trở thành hàng hóa của nạn buôn bán người và mại dâm.

Bà Hà Thị Quỳnh Anh - Chuyên gia của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc UNFPA cho rằng, để giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam cần tập trung nhiều hơn vào hoạt động truyền thông thay đổi hành vi, đi sâu thay đổi hành vi cụ thể đó là "không ưa thích con trai" và tập trung vào nâng cao giá trị của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Dùng dằng ly hôn vì vướng... của hồi môn

Dùng dằng ly hôn vì vướng... của hồi môn

(PNTĐ) - Nhiều cặp vợ chồng khi đến với nhau thì vui vẻ “góp của” cho hôn nhân. Nhưng, khi mâu thuẫn tới mức ly hôn, họ bắt đầu gặp rắc rối trong việc phân chia tài sản. Người yêu cầu nhận lại phần tài sản đã góp, người lại cho rằng, đó đã trở thành tài sản của chung. Những mệt mỏi khi ly hôn vì thế càng nhiều thêm.
Chồng nhà người ta

Chồng nhà người ta

(PNTĐ) - Thấy chị về tới cổng, chồng chị ở trong bếp nói vọng ra: “Vợ về rồi à, thay quần áo, nghỉ ngơi rồi ăn cơm. Hôm nay anh về sớm nên nấu cơm cả nhà ăn sớm”.
Vợ đâu phải người giúp việc

Vợ đâu phải người giúp việc

(PNTĐ) - “Vợ với con, đú đa đú đởn, suốt ngày ra công viên nhảy với nhót”... 7h sáng, Sinh vừa về đến nhà thì đã thấy chồng ngồi ngay trước cửa, “tặng” cô một tràng ca thán. Sinh ấm ức vì nếu cô ăn chơi, tiêu sài hoang phí thì đã đi một nhẽ.
Nắng về

Nắng về

(PNTĐ) - 9 rưỡi tối mới nghe thấy tiếng cửa phòng trọ của chị Hằng mở. Ngày nào cũng thế, cứ giờ đó chị mới đi làm về, mang theo hộp cơm, thường là “vét” nồi của hàng cơm bình dân đầu ngõ.