Nhìn con, sửa mình: Để nuôi con không còn là thử thách!

Chia sẻ

Hiện rất nhiều gia đình duy trì việc giáo dục, uốn nắn con cái theo hình thức quát mắng và áp dụng các hình phạt thể chất với suy nghĩ “yêu cho roi cho vọt”. Ngược lại, nhiều gia đình lại áp dụng phương pháp nuông chiều, nghe theo mọi sở thích, yêu cầu để đổi lại việc con sẽ lắng nghe và làm theo lời cha mẹ. Vậy nuôi con kiểu nào mới đúng?

Tại tọa đàm tọa đàm trực tuyến: “Nghiêm khắc hay nuông chiều? - Giáo dục tích cực dành cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ”, tổ chức ngày 24/10, chuyên gia tâm lý - PGS. TS Lê Văn Hảo khẳng định: “Nghiêm khắc không có nghĩa là phải đòn roi. Bạo lực sẽ để lại nhiều tổn thương cho trẻ, đôi khi một lời mắng cũng là cú sốc tâm lý đối với trẻ. Nghiêm khắc cần được hiểu là cùng nhau thiết lập những nguyên tắc, giới hạn và cùng tuân theo. Khi chúng ta có bộ quy tắc như vậy thì trong gia đình sẽ không có ai phải đóng vai ác để yêu cầu trẻ phải làm theo bất cứ điều gì.

Các chuyên gia trao đổi tại tọa đàmCác chuyên gia trao đổi tại tọa đàm.

Khi con còn nhỏ, người lớn sẽ phải can thiệp nhiều hơn để đảm bảo đứa trẻ an toàn. Ngược lại, quyền lực của bố mẹ nên nhỏ lại, dần dần trao cho con quyền quyết định khi con đã dần khôn lớn. Trẻ cũng có nhu cầu, có quyền quyết định và chúng ta nên bàn giao quyền cho con bằng cách dạy những kỹ năng tự chủ, tự lập”.

Cùng quan điểm trên, thạc sĩ Lê Thị Khánh Vân - chuyên gia bảo vệ trẻ em, giảng viên quốc gia của chương trình PDEP "Làm cha mẹ tích cực trong cuộc sống hàng ngày" cho rằng: “Thực chất, mắng cũng là hành vi bạo lực nên tôi khuyến khích các bố mẹ không nên sử dụng đối với con cái. Các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý khi dùng từ “phạt” hay dùng bạo lực với con.

Là mẹ của hai cô con gái nhỏ và luôn tìm kiếm những phương pháp giáo dục hiệu quả, Hoa hậu Hương Giang chia sẻ: “Mỗi gia đình sẽ có hoàn cảnh và điều kiện khác nhau, vì vậy không có công thức chung cho tất cả. Hương Giang không phải là người mẹ quá nghiêm khắc, cũng không quá nuông chiều con, không phải lúc nào cũng làm theo những điều con muốn. Chúng ta có thể học tập nhiều phương pháp nuôi con. Tuy nhiên, bố mẹ nên xác định những mong muốn của mình đối với con để từ đó định hướng được cách nuôi dạy con cách phù hợp.

Từ khi có bầu, hai vợ chồng Hương Giang đã cùng thống nhất về phương pháp nuôi dạy con và gia đình không có ai đóng vai ác cả. Nếu bố mẹ dạy các nguyên tắc để phát triển đúng theo lứa tuổi, con sẽ lớn lên một cách toàn diện và đúng hướng. Một em bé nhỏ tuổi khi được định hướng, giảng giải thì hoàn toàn có thể hiểu chuyện. Quan trọng là bố mẹ có thể nắm bắt và hướng con đến điều phù hợp”.

Tiếp nối câu chuyện giữa nghiêm khắc và nuông chiều, tọa đàm cũng đặt ra vấn đề phạt theo những phương pháp giáo dục tích cực. Từ đó, trẻ nhận ra lỗi sai của mình và đồng thời bị tổn thương; Hay bố mẹ “thưởng” thế nào đúng cách để trẻ tiếp tục phát huy những hành vi tốt… PGS. TS Lê Văn Hảo đưa ra lời khuyên: “Bố mẹ quá khắc nghiệt hoặc quá tán thưởng đều không tốt trong việc xây dựng thế giới quan của trẻ. Cha mẹ hãy dành thời gian và tâm huyết để cùng con xây dựng nguyên tắc, nề nếp và thực hiện mỗi ngày một cách kiên trì. Thay vì lúc nào cũng chỉ mong chờ và đốc thúc con thay đổi, nếu thấy các phương thức của mình chưa hiệu quả, cha mẹ hãy tự thay đổi chính bản thân mình với các phương pháp kỷ luật tích cực”.

H. C

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.