Bài tham dự cuộc thi viết "Các vấn đề gia đình thời nay" lần thứ XIII năm 2023

Những biến đổi dưới nếp nhà Việt

TS. Phan Thị Thu Hà (Học viện Phụ nữ Việt Nam)
Chia sẻ

(PNTĐ) - Gia đình là tế bào của xã hội, đóng góp vào sự tồn tại và phát triển của xã hội. Gia đình có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng giáo dục, xây dựng và phát triển nhân cách cho các thành viên. Gia đình còn là nơi gìn giữ và trao truyền các giá trị văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Những biến đổi dưới nếp nhà Việt - ảnh 1
Nếp nhà Việt đang có nhiều biến đổi trong thời hội nhập. Ảnh minh họa

Trong thời gian qua, các giá trị gia đình Việt Nam đã có những biến đổi là kết quả tác động của một số yếu tố như nền kinh tế thị trường; quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 

Nền kinh tế thị trường cũng như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thúc đẩy kinh tế phát triển, giúp xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình. Khi đời sống vật chất được cải thiện và nâng cao, giải phóng sức lao động cho con người, người dân có điều kiện và thời gian tiếp cận nguồn thông tin đa dạng, phong phú, tiếp thu quan điểm, góc nhìn tiến bộ, văn minh liên quan đến các mối quan hệ trong gia đình. Tuy nhiên, cơ chế kinh tế thị trường lại làm nảy sinh ở một bộ phận người dân những suy nghĩ sai lệch, lối sống thực dụng, coi trọng vật chất, xem nhẹ các giá trị gia đình truyền thống. 

Trong thời gian qua, nước ta đã tham gia nhiều cam kết quốc tế mang tính nhân văn bao gồm thực hiện bình đẳng giới, bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em. Những cam kết này được cụ thể hóa thông qua hệ thống luật pháp, chính sách đã góp phần bổ sung, nâng cao các giá trị gia đình. Người dân được học hỏi, tiếp thu một số giá trị, quan điểm tiến bộ và hiện đại liên quan đến gia đình như: Chia sẻ việc nhà giữa nam và nữ; tôn trọng quyền của phụ nữ; tôn trọng tiếng nói của con cái; không phân biệt con trai và con gái… Tuy nhiên, sự tiếp thu các quan niệm văn hóa trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa cũng cho thấy mặt hạn chế. Sự đề cao quyền tự do cá nhân và quan điểm cởi mở hơn về hôn nhân đã đặt ra thách thức cho các gia đình Việt Nam. Những hiện tượng xã hội như sống thử, quan hệ tình dục trước hôn nhân… ngày càng phổ biến hơn trong giới trẻ. 

Bên cạnh đó, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang lại nhiều lợi ích cho con người. Tuy vậy, việc tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân loại diễn ra song song với những tư tưởng văn hóa độc hại, đi ngược hẳn với các giá trị văn hóa truyền thống. Các mối quan hệ trong gia đình có sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực như bố mẹ, con cái ít dành thời gian để trao đổi, chia sẻ trực tiếp với nhau hơn mà chìm đắm trong mạng xã hội, thế giới ảo. 

Có thể thấy, dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố nói trên, giá trị gia đình Việt Nam hiện nay có sự đan xen cũ và mới, vừa bảo tồn, lưu giữ một số giá trị truyền thống và tiếp thu một số giá trị mới, hiện đại. Một số giá trị gia đình vẫn tồn tại trong các gia đình như: Coi trọng hôn nhân, gia đình, coi trọng giá trị con cái, đề cao giá trị đạo đức, tình cảm gắn kết gia đình, gắn kết cộng đồng, đề cao sự hiếu thảo… Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy có sự thay đổi trong các giá trị gia đình hiện nay. 

Về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, chữ hiếu trước đây đòi hỏi con cái phải nghe lời, phục tùng vô điều kiện bố mẹ. Bố mẹ thường sử dụng phương pháp thương cho roi, cho vọt khi dạy dỗ con cái. Hiện nay, quan niệm này đã thay đổi, con cái được nói lên ý kiến, suy nghĩ của mình và bố mẹ có xu hướng tôn trọng, lắng nghe, tôn trọng quyền của con nhiều hơn. Chữ hiếu trước đây không chỉ đặt ra bổn phận con cái phải tuân theo mọi lời dạy bảo của cha mẹ mà còn yêu cầu con cái phải có trách nhiệm phụng dưỡng, cung cấp các điều kiện vật chất, chăm sóc sức khỏe và tình cảm đối với bố mẹ già. Việc sống chung để chăm lo cho bố mẹ già là một trách nhiệm bắt buộc với con trai. Tuy nhiên, dưới sức ép của cuộc sống công nghiệp, không phải ai cũng có điều kiện sống chung với bố mẹ để chăm lo trực tiếp mà họ thể hiện chữ hiếu qua sự hỗ trợ tài chính, thăm hỏi, động viên tinh thần. 

Đối với quan hệ vợ chồng, nếu trước đây, phụ nữ không có tiếng nói, quyền quyết định mọi việc của gia đình và phải đảm nhận hết việc nội trợ, tái sản xuất. Trong xã hội hiện đại, phụ nữ ngày càng khẳng định được vị thế của mình dựa trên những đóng góp cho gia đình và xã hội. Họ bình đẳng với chồng, có quyền quyết định các việc của gia đình. Mặc dù vẫn đảm nhận chính công việc nội trợ, chăm sóc gia đình, phụ nữ đã nhận được sự chia sẻ nhiều hơn từ chồng và những người thân khác. 

Để xây chắc nếp nhà trong bối cảnh mới theo tôi cần thực hiện một số giải pháp sau đây: 
Thứ nhất, cần tiếp thu giữ gìn, phát huy các giá trị gia đình truyền thống tốt đẹp kết hợp với có chọn lọc các giá trị tiến bộ của nhân loại để xây dựng gia đình dân chủ, bình đẳng, hòa thuận, yêu thương và chia sẻ. 

Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền các giá trị tốt đẹp của gia đình, nâng cao nhận thức của người dân về vị trí, vai trò của gia đình cũng như những giá trị của văn hóa gia đình. Cần tuyên truyền, lan tỏa những giá trị đạo đức truyền thống, gia phong, lễ giáo và văn hóa ứng xử trong gia đình. 

Thứ ba, chú trọng giáo dục trong gia đình, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đề cao vai trò của gia đình trong nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ. 

Thứ tư, nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc ông bà, cha mẹ đối với con cái qua hành động, cách ứng xử có văn hóa hướng đến tổ chức cuộc sống gia đình nền nếp, văn hóa. 

Thứ năm, tiếp tục xây dựng đời sống văn hóa và đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở các cộng đồng dân cư, tôn vinh những gia đình gương mẫu, lên án, đấu tranh với các hành vi lệch chuẩn, trái với các giá trị gia đình tốt đẹp. 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.
Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.
Hạnh phúc ngoài dự tính

Hạnh phúc ngoài dự tính

(PNTĐ) - Có 3 người con trai, nhưng ông Sơn - bà Xuân chưa từng thấy hạnh phúc. Anh cả công tác trong ngành quân đội, anh thứ là thợ cơ khí giỏi, anh út là chủ nhà hàng, cả 3 anh đều đã lập gia đình. Trong nhà luôn êm ấm, chưa hề thấy cãi vã. Nhưng điều mà ông Sơn bà Xuân cho là hạnh phúc, ấy là một thằng cháu trai.
Con gái của mẹ đã lớn

Con gái của mẹ đã lớn

(PNTĐ) - Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.