Những gia đình đón Tết kép

Mai Chi
Chia sẻ

(PNTĐ) -Những ngày này, với nhiều cặp gia đình “chồng tây, vợ ta”, niềm vui như nhân đôi khi họ lại cùng nhau đón “hai cái Tết”. Trong đó, Tết tây của chồng và Tết ta sắp tới là của vợ.

Những gia đình đón Tết kép - ảnh 1
Người chồng Mỹ của chị Trang Anh gói bánh chưng để cùng vợ đón Tết Việt Ảnh: NVCC

Chị Trang Anh (hiện đang sinh sống tại Mỹ) chia sẻ: Năm nào, vào những ngày này là nhà chị lại rộn ràng. Sống ở Mỹ nên không khí Tết tây rõ ràng rất sôi động. Tuy nhiên, sau đó, khi Tết tây qua, thì chồng chị lại cùng chị chuẩn bị cho Tết ta lại tới.

Nhờ đó, đã 3 cái Tết làm dâu xứ người, chị đều được thỏa ước mơ gói bánh chưng cùng người thân. “Do ở Mỹ vào dịp Tết ta mọi người vẫn phải đi làm nên phải tối về, sau khi cơm nước xong xuôi, vợ chồng chị mới bắt tay vào gói bánh chưng. Gói và nấu xong cũng gần 2 giờ sáng, ấy vậy mà không thấy mệt, chỉ thấy tiếng cười và sự háo hức được ăn bánh tự chính tay mình làm”- chị Trang chia sẻ và cho biết thêm, dù sau này bận cỡ nào đi chăng nữa, vợ chồng mình vẫn sẽ cố gắng tạo không khí Tết trong ngôi nhà, sẽ luôn giữ nét đẹp của hai cái Tết. Để sau này, một em bé lai Mỹ sẽ hiểu cả Tết tây của bố và biết cả về Tết ta của mẹ.

Chị Trang Anh kể, hồi nhỏ, chị ít có điều kiện gói bánh chưng ngày Tết. “Vì mỗi dịp Tết đến là nhà mình bươn chải kiếm tiền. Tết có ấm no hay không, phụ thuộc vào mấy ngày Tết bán được hàng hay không. Mãi chiều 30 Tết, cả gia đình mới thực sự được xả hơi và chuẩn bị mâm cơm đêm Giao thừa, bánh chưng lúc thì đặt mua của người ta, lúc thì họ hàng biếu. Mỗi lần nghe bạn bè kể chuyện gói bánh chưng với gia đình là mình lại ngồi nghe, ánh mắt nhìn tụi nó đầy ghen tị. Mãi đến sau này, năm 24 tuổi - mình theo chồng đặt chân đến Mỹ. Đón cái Tết xa quê hương, thì cũng là lúc ước mơ được gói bánh chưng thành hiện thực”.

Mặc dù là người Mỹ, nhưng chồng chị Trang Anh rất thích Tết cổ truyền Việt Nam, phần là vì đã được trải nghiệm trong một lần về quê vợ, phần vì anh là trẻ mồ côi nên cũng thiếu thốn tình thương từ bé. “Những ngày lễ truyền thống của Mỹ như Lễ Tạ ơn, Lễ Giáng sinh, đối với những đứa trẻ khác là ngày sum họp gia đình, còn với anh là những ngày buồn trong năm. Tuy nhiên, từ ngày có chị, những cái Tết tây của anh trở về vui hơn. Vào dịp năm mới dương lịch, vợ chồng chị nấu những món ăn tây, cùng nhau đi dạo phố. Rồi khi Tết Tây qua, Tết ta đến, chồng chị lại là người nhắc nhở mua cành mai, chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng để giúp chị được gần hơn với quê nhà.

Qua một thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, có lúc cả hai vợ chồng chị cùng mắc Covid-19, có những khoảng thời gian tưởng chừng như không vượt qua nổi. Do đó, họ càng trân trọng ý nghĩa quý giá của hai tiếng “gia đình”. “Sau cơn mưa trời lại sáng, chúng mình đã làm được và cảm thấy trân trọng nhau hơn. Tết năm nay chúng mình chẳng mong gì. Chỉ mong có thật nhiều sức khỏe để đón cái Tết an nhiên cùng người mình thương”- chị Trang Anh cười.

Không lấy chồng tây, nhưng cũng đã gần 15 năm đón Tết ở nước ngoài, chị Hồng My (đang sinh sống tại Pháp) lúc nào cũng mong đường về nhà ngắn lại, để vợ chồng chị được “chạm tay” vào cái Tết quê hương. “Càng nhớ, lại càng thêm trân quý phút giây cùng các gia đình Việt ở bên này tụ tập gói bánh chưng, ấm áp lắm!”- chị My nói.

Nhớ hồi còn là đứa con gái bé bỏng trong vòng tay gia đình, chị My chỉ biết lăng xăng phụ mẹ, phụ bà gói bánh. Thế mà từ khi lấy chồng, ở xa xứ, một mình chị có thể “cân” hết mọi thứ. “May sao, mình gặp được các chị ở xa quê giống mình, vợ Việt chồng Việt có, mà vợ Việt chồng tây cũng có, các chị đều rất tốt tính, xem nhau như người thân trong gia đình, luôn chia sẻ đùm bọc cho nhau”.

Thế là chỉ chờ chị My lên kế hoạch gói bánh đón Tết, ngay lập tức có chị mua lá chuối, cành đào, chị thì tự làm dưa kiệu, dưa món, giò thủ, chả giò, chả bò, thịt ngâm mắm... mang đến để cùng nhâm nhi trong ngày Tết.

Mồng 1 Tết ở Việt Nam là nhà nhà đi chơi, thăm Tết, thì “bên này chúng tôi cùng nhau gói bánh vì trong tuần ai cũng bận mưu sinh. Người làm nếp, người thái thịt, người rửa lá,... rồi cùng nhau gói. Các ông chồng cảm động lắm, có anh ở Pháp đã 13 năm lần đầu tiên được tụ tập gói bánh vui như thế”. Với chồng chị My, cũng xa quê ngót nghét 10 cái Tết rồi, cũng cảm thấy: “Lần đầu tiên ngồi canh nồi bánh, trời lạnh nhưng ấm lòng thật đấy”.

Năm nay, Tết ta gần với Tết tây nên niềm vui dường như kéo dài thêm ra. Đặc biệt với những gia đình ở xa xứ, thì khoảnh khắc được đón năm mới, được xem pháo hoa nổ râm ran trên bầu trời, được ngắm những bông hoa đào, cành mai dù chỉ được làm bằng giấy gắn trên cành cây khô cũng đủ khiến họ ấm lòng.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.