Nỗi đau còn đó

Chia sẻ

Đã tròn 60 năm thảm họa da cam rơi xuống Việt Nam. Nhưng dù có là chừng ấy năm kẻ thù ngừng dội bom, súng ngừng bắn thì di chứng chiến tranh vẫn chưa ngày nào ngừng hành hạ những người lính bị nhiễm chất độc da cam trở về, thậm chí sau 3-4 thế hệ, chất độc vẫn chưa chịu “buông tha”.

Nhiều gia đình cứ nối dài nỗi khổ đau khi con, cháu mình khi phải gồng gánh do nhiễm chất độc cha ông “trót” mang về từ chiến trường.

Nỗi đau dai dẳng

Hiện nay thành phố Hà nội có trên 50 ngàn người bị phơi nhiễm, với hơn 20 ngàn người trực tiếp bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. Đời sống vật chất, tinh thần của nạn nhân còn rất khó khăn, thiếu thốn, nhất là những gia đình có nhiều nạn nhân thế hệ 2, 3, nạn nhân bị bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo, bệnh thường xuyên tái phát, sinh con dị dạng, dị tật, thiểu năng trí tuệ.

Theo Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội Trần Văn Quang, đa số gia đình nạn nhân chất độc da cam thuộc hộ nghèo (chiếm khoảng 40% trong những hộ nghèo và cận nghèo), nhất là những gia đình có nhiều nạn nhân thế hệ 2, 3. Mức chi phí nuôi dưỡng, chữa bệnh cho nạn nhân rất lớn, vượt ra ngoài khả năng thanh toán của gia đình họ. “Tôi có thể kể đến một vài trường hợp rất khó khăn như gia đình Ông Nguyễn Văn Cối (thôn Nỗ Ban, xã Vân Tảo, huyện Thường Tín). Ông có 2 cháu nội đều tật nguyền không có khả năng đi lại.., hay như ông Nghiêm Xuân Lư (thôn Mỹ Lâm, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa) không chỉ có cháu bị tật nguyền dị dạng, mà đến đời chắt cũng có 2 người vì di chứng mà mắc bệnh tan máu bẩm sinh... Trong số nạn nhân thuộc thế hệ thứ 3 có một số nạn nhân không còn khả năng lao động sản xuất....”

Gia đình hạnh phúc của cô văn công Linh Phương trước khi bi kịch da cam đổ xuống khiến chồng và ba con của bà phải chết với cùng triệu chứng (Ảnh đang được trưng bày tại triển lãm Thảm họa da cam/dioxin - 60 năm nhìn lại do Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tổ chức)Gia đình hạnh phúc của cô văn công Linh Phương trước khi bi kịch da cam đổ xuống khiến chồng và ba con của bà phải chết với cùng triệu chứng (Ảnh đang được trưng bày tại triển lãm Thảm họa da cam/dioxin - 60 năm nhìn lại do Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tổ chức).

Trên khắp 30 quận, huyện trên địa bàn Hà Nội, những đứa bé là nạn nhân chất độc da cam thế hệ thứ ba không ít. Một số quận, huyện có đến 10-20 đứa bé, nhưng số gia đình dám công khai rằng con mình nhiễm chất độc da cam chỉ đếm trên đầu ngón tay. “Bởi đây là vấn đề khá nhạy cảm”, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin quận Ba Đình Đỗ Đăng Thanh cho biết. “Nội thành người ta ngại công khai lắm, không dám làm hồ sơ, nhỡ sau này biết chuyện chẳng ai lấy con cháu mình thì khổ. Cũng có nhiều trường hợp, nhiều người vợ vì không chịu đựng được nỗi khổ khi chăm chồng, con ảnh hưởng bởi chất độc da cam mà bỏ đi, hạnh phúc riêng tư không được vẹn tròn càng khiến nỗi đau của những nạn nhân da cam thêm day dứt”, ông Thanh nói thêm.

Trung tâm Chăm sóc nuôi dưỡng và Điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin TP Hà Nội  hiện có 105 nạn nhân. Trong đó, trẻ nhất mới 27 tuổi, cao tuổi nhất cũng mới 55. Tuổi đời còn trẻ, nhưng những di chứng của chất độc hóa học khiến họ bị liệt toàn thân, liệt chân, tay, không tự phục vụ hoặc tự phục vụ nhưng còn thiếu chủ động... Nhiều nạn nhân bị bệnh nặng, bệnh tâm thần đã được điều trị tại Bệnh viện Tâm thần nhiều năm không tiến triển, có những hành vi bất thường, có nguy cơ gây nguy hại cho bản thân và những người xung quanh…     

“Có thể nói nạn nhân chất độc da cam là những người nghèo nhất trong những người nghèo, đau khổ nhất trong những người đau khổ. Khắc phục hậu quả thảm họa da cam là lương tâm, là trách nhiệm của cộng đồng và của toàn xã hội. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Thảm họa da cam Việt Nam, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội kêu gọi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và nhân dân Thủ đô hãy cùng nhau tham gia đóng góp, ủng hộ tiền, vật chất giúp đỡ nạn nhân, góp phần chung tay “xoa dịu nỗi đau da cam”, ông Quang bày tỏ.

Sớm hoàn thiện chính sách cho nạn nhân da cam thế hệ thứ 3

Hơn nửa thế kỷ qua, chất độc da cam/dioxin đã hành hạ biết bao thế hệ người Việt Nam. Nhưng những mong mỏi của biết bao gia đình nạn nhân, nhất là những gia đình bị ảnh hưởng đến thế hệ thứ ba, thứ tư vẫn bị bỏ lửng. Mặt khác, các chuyên gia cho rằng, việc xác định một người nhiễm chất độc hóa học không hề dễ dàng do nước ta chưa có tiêu chí, chính sách nghiên cứu để xác định thế hệ cháu, chắt có phải bị phơi nhiễm hoặc liên đới tới chất độc da cam hay không. Đặc biệt, biến dị này không theo quy luật ngày càng tăng dần, mà có khi thế hệ sau khỏe mạnh nhưng đến đời con, cháu lại tái phát bệnh.

Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh - Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam (VAVA) cho biết: “Theo thống kê của VAVA, hiện vẫn còn khoảng 100.000 trường hợp người tham gia kháng chiến chưa được hưởng các chính sách về nhiễm chất độc da cam do bị thất lạc giấy tờ, xác định cụ thể loại bệnh… Đặc biệt là thế hệ thứ 3, hầu hết đều bị dị dạng, dị tật bẩm sinh, sống thực vật, nhưng đối tượng này chỉ được hưởng chế độ bảo trợ xã hội, không có điều kiện để chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng”.

Thực tế cho thấy, việc thực hiện chính sách với nạn nhân chất độc da cam còn nhiều hạn chế, bất cập. Trong đó, số hồ sơ cần xem xét giải quyết chế độ còn tồn đọng nhiều; mức trợ cấp cho nạn nhân còn thấp. Đời sống của các nạn nhân chất độc da cam còn rất nhiều khó khăn, nhiều nạn nhân còn nằm ngoài diện thụ hưởng chính sách. Các cơ quan chuyên trách chưa có sự phối hợp chặt chẽ; việc thực hiện Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh người có công nảy sinh một số vướng mắc… Do vậy, việc giải quyết chính sách cho thế hệ thứ ba bị nhiễm chất độc da cam bị đẩy chậm.

Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục đề nghị Quốc hội sớm sửa đổi Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH về Chính sách người có công trong đó có nạn nhân chất độc da cam nói chung và thế hệ thứ ba bị nhiễm chất độc da cam nói riêng để phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội có nhiều thay đổi; góp phần hỗ trợ tốt hơn cho cuộc sống của các nạn nhân.

MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.