Nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi được hưởng hỗ trợ do Covid-19 như thế nào?

Chia sẻ

Vợ chồng em đều làm công nhân, đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội liên tục gần 10 năm nay. Hiện nay, công ty của em và chồng em đều ở tình trạng tạm ngừng hoạt động và hoạt động cầm chừng do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Vì thế, vợ chồng em đã ở nhà nghỉ việc không lương gần một 1 tháng nay. Vợ chồng em có hai con nhỏ (2 tuổi và 4 tuổi), cuộc sống không có thu nhập rất khó khăn. Hiện tại, chúng em đang sống nhờ vào sự hỗ trợ của gia đình nội, ngoại.

Em nghe nói Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho những lao động đi làm bị ngừng việc, hoặc nghỉ việc do ảnh hưởng dịch Covid-19 đang nuôi con nhỏ như vợ chồng em. Xin Quý báo cho biết cụ thể chính sách đó như thế nào? Và vợ chồng em phải làm thế nào để được nhận khoản hỗ trợ ấy?


Nguyentrangnguyen@gmail.com

Nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi được hưởng hỗ trợ do Covid-19 như thế nào? - ảnh 1 (Ảnh: Minh họa)

Để hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ngày 1/7/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP "Về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19". Theo đó, Nghị quyết quy định rõ các đối tượng được hưởng hỗ trợ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Về trường hợp người lao động nuôi con nhỏ dưới 6 tháng tuổi, theo quy định tại Điều 7 mục II của Nghị quyết 68, các trường hợp người lao động thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì mới được nhận hỗ trợ thêm do có con nhỏ.

1. Người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương:

Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19 có thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương được hỗ trợ một lần như sau: Từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 1 tháng mức 1.855.000 đồng/người; Từ 1 tháng trở lên mức 3.710.000 đồng/người. Nếu có con nhỏ, được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng cho mỗi con dưới 6 tuổi.

2. Người lao động ngừng việc:

Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động và thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi ngừng việc được hỗ trợ một lần 1.000.000 đồng/người. Nếu có con nhỏ được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng cho mỗi con dưới 6 tuổi.

3. Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động

Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động do phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/ 2021; Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người. Nếu có con nhỏ được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng cho mỗi con dưới 6 tuổi.

Với chính sách hỗ trợ thêm cho mỗi con, Nghị định quy định con có thể là con đẻ, con nuôi hoặc trẻ em mà người lao động nhận chăm sóc thay thế. Nếu cả bố và mẹ đều thuộc các trường hợp trên thì chỉ hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/mỗi con cho 1 người là mẹ hoặc bố.

Như vậy, vợ chồng bạn thuộc trường hợp được nhận hỗ trợ. Để được nhận khoản tiền hỗ trợ thêm này, vợ chồng bạn nộp bản sao có chứng thực, hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu của Giấy khai sinh, Giấy chứng sinh của con. Nếu vợ chồng bạn thuộc trường hợp 1 và 2 thì nộp cho người sử dụng lao động. Nếu ở trường hợp 3 nộp cho Trung tâm dịch vụ việc làm nơi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc nộp online trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

BÁO PHỤ NỮ THỦ ĐÔ

Tin cùng chuyên mục

Rối loạn nhân cách ranh giới tuổi mới lớn

Rối loạn nhân cách ranh giới tuổi mới lớn

(PNTĐ) - Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) là một rối loạn tâm thần ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng điều chỉnh cảm xúc của một người. Sự mất kiểm soát cảm xúc này có thể làm tăng tính bốc đồng, ảnh hưởng đến cách một người cảm nhận về bản thân và tác động tiêu cực đến mối quan hệ của họ với những người khác. Bệnh thường xảy ra ở tuổi mới lớn.
Khổ vì mẹ chồng hay... soi

Khổ vì mẹ chồng hay... soi

(PNTĐ) - Từ ngày có mẹ chồng lên ở cùng, Trang nhàn hẳn việc chăm con và dọn dẹp nhà cửa. Thế nhưng, sự soi mói, để ý của bà khiến cuộc sống của cô trở nên ngột ngạt.
Bế tắc khi xác định cha cho con ngoài giá thú

Bế tắc khi xác định cha cho con ngoài giá thú

(PNTĐ) - Khi ra đời, lẽ ra được quyền có đủ cả cha và mẹ nhưng những đứa trẻ ấy lại phải ngậm ngùi mang danh “con ngoài giá thú”. Bỏ qua trường hợp người phụ nữ chủ động chọn làm mẹ đơn thân nhờ sự giúp đỡ của y học, các em là kết quả của mối quan hệ yêu đương “ngoài luồng”, người bố sau cuộc vui thì “quất ngựa truy phong”... Trong khi đó, việc “xác định bố cho con” vô cùng khó khăn vì không đủ chứng cứ, nếu xác định được thì người mẹ cũng vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình.