Ông Nguyễn Đức Chung bị tuyên phạt 3 năm tù

Chia sẻ

Chiều 31/12, Tòa án nhân dân (TAND) thành phố Hà Nội đưa ra phán quyết về vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu” xảy ra tại Sở Kế hoạch và Đầu Tư (KH-ĐT) Hà Nội. Liên quan đến vụ án, bị cáo Nguyễn Đức Chung (cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội) bị tuyên phạt 3 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Theo đó, Hội đồng xét xử (HĐXX) sơ thẩm TAND TP Hà Nội cũng đã quyết định tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Tứ (cựu Chánh Văn phòng Thành ủy Hà Nội, cựu Giám đốc Sở KH-ĐT Hà Nội) 30 tháng tù; tuyên phạt bị cáo Nguyễn Tiến Học (cựu Phó giám đốc Sở KH-ĐT Hà Nội) 30 tháng tù.

Các bị cáo tại TòaCác bị cáo tại Tòa

Cũng với tội danh trên, Phạm Thị Kim Tuyến (cựu Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, Sở KH-ĐT Hà Nội) bị tuyên phạt 4 năm 6 tháng tù; Phạm Thị Thu Hường (cựu Chánh Văn phòng Sở KH-ĐT Hà Nội) bị tuyên phạt 42 tháng tù. Bị cáo Lê Duy Tuấn (Giám đốc kinh doanh công ty TNHH Đầu tư và phát triển Đông Kinh) bị tuyên phạt 42 tháng tù và Võ Việt Hùng (Giám đốc công ty TNHH Đầu tư và phát triển Đông Kinh) cũng bị áp dụng 4 năm tù.

Về trách nhiệm dân sự, TAND TP Hà Nội tuyên buộc các bị cáo phải có trách nhiệm liên đới bồi thường cho Sở KH-ĐT Hà Nội hơn 26 tỷ đồng, đồng thời dành quyền khởi kiện cho các bị cáo yêu cầu Bùi Quang Huy (Tổng Giám đốc công ty Nhật Cường, hiện bỏ trốn) phải bồi hoàn lại số tiền trên theo quy định của pháp luật. Tòa cũng buộc Công ty Đông Kinh hoàn trả số tiền hơn 6 tỉ đồng cho Sở KH-ĐT Hà Nội.

HĐXX nhận định, từ những tài liệu thu thập được cùng lời khai của các bị cáo tại cơ quan điều tra và tại phiên tòa, HĐXX đủ cơ sở kết luận: Trong thời gian từ năm 2016 đến cuối năm 2018, Sở KH-ĐT Hà Nội làm chủ đầu tư thực hiện 2 gói thầu “Số hóa hồ sơ đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội” năm 2016, 2017, tương ứng với 2 hợp đồng kinh tế được ký kết với Liên danh Nhật Cường - Đông Kinh. Trong quá trình tổ chức, thực hiện 2 gói thầu số hóa trên, Nguyễn Văn Tứ, Nguyễn Tiến Học, Phạm Thị Kim Tuyến và Phạm Thị Thu Hường đã thực hiện hành vi can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu.

Cụ thể, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố, các bị cáo đã cho dừng gói thầu số hóa, lập hồ sơ mời thầu không đúng quy định của pháp luật…, tạo điều kiện cho Liên danh Nhật Cường – Đông Kinh trúng thầu. Theo HĐXX, hành vi của Võ Việt Hùng, Lê Duy Tuấn đã gian lận, thông thầu và chuyển nhượng thầu trái phép cho nội bộ Liên danh Nhật Cường – Đông Kinh. Hành vi vi phạm quy định về đấu thầu của các bị cáo đã làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, dẫn đến hiệu quả, mục đích, yêu cầu gói thầu không đạt được, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 26 tỉ đồng.

Tại phiên tòa, một số bị cáo và người báo chữa đã đề nghị HĐXX đánh giá lại thiệt hại của vụ án nhưng HĐXX nhận thấy 2 gói thầu số hóa năm 2016, năm 2017 đã có nhiều vi phạm từ các cá nhân nêu trên, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu… Theo HĐXX, quá trình điều tra, cơ quan cảnh sát điều tra và Viện Kiểm sát đã trưng cầu ý kiến của các cơ quan chuyên môn,  căn cứ vào các quy định của pháp luật để xác định thiệt hại là có cơ sở, đúng pháp luật. Hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại cho Nhà nước, xâm phạm đến hoạt động đấu thầu, ảnh hưởng đến sự cạnh tranh minh bạch của các hoạt động kinh tế…

Trong vụ án này, HĐXX xác định đây là vụ án có tính chất đồng phạm, trong đó Bùi Quang Huy (Tổng Giám đốc công ty Nhật Cường) giữ vai trò chủ mưu, tác động đến lãnh đạo Nhà nước trong việc dừng gói thầu… Tuy nhiên, bị can Bùi Quang Huy hiện đang bỏ trốn nên khi nào bắt được sẽ xử lý sau.

Liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của bị cáo Nguyễn Đức Chung, HĐXX nhận định mặc dù gói thầu số hóa năm 2016 do Sở KH-ĐT Hà Nội làm chủ đầu tư và người có thẩm quyền đối với gói thầu là Giám đốc Sở nhưng Nguyễn Đức Chung (với vai trò là Chủ tịch UBND TP Hà Nội) đã chỉ đạo đình chỉ, dừng thực hiện gói thầu số hóa năm 2016 trái quy định của pháp luật. Sau khi dừng thầu, bị cáo Chung đã yêu cầu Sở KH-ĐT Hà Nội lựa chọn công nghệ số hóa cơ sở dữ liệu doanh nghiệp đảm bảo tích hợp với hệ thống dùng chung của thành phố, cho công ty Nhật Cường thí điểm số hóa để đơn vị này tham gia đấu thầu và trúng thầu.

Tại phiên tòa, mặc dù bị cáo Chung không thừa nhận hành vi phạm tội nhưng HĐXX xét thấy gói thầu số hóa năm 2016 không thuộc dự án ứng dụng CNTT nên không thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Hơn nữa, theo kết luận giám định và căn cứ vào Luật Đấu thầu, người có thẩm quyền đối với gói thầu số hóa năm 2016 và 2017 là Giám đốc Sở KH-ĐT Hà Nội.

Theo nhận định của HĐXX, việc bị cáo Chung gọi điện thoại yêu cầu Giám đốc Sở cho dừng thầu là can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu... HĐXX xác định hành vi của Nguyễn Đức Chung là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, gây bức xúc trong xã hội.

TÚ AN

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.