Phản cảm khi con cái hô hào “ghét cha mẹ” trên mạng xã hội

Chia sẻ

Mới đây, cộng đồng mạng xôn xao vì sự xuất hiện của một group với cái tên: “Hội những người ghét cha mẹ”. Group là nơi tụ họp của một bộ phận các bạn trẻ mang trong mình bất mãn với phụ huynh. Các bài đăng trong group khiến người đọc bất bình, phẫn nộ trước nội dung tiêu cực và những câu từ hằn học của con cái dành cho cha mẹ.

Nhóm “Hội những người ghét cha mẹ” gây xôn xao trên mạng. Ảnh chụp màn hìnhNhóm “Hội những người ghét cha mẹ” gây xôn xao trên mạng. Ảnh chụp màn hình

Khoảng chục năm trước, từng có rất nhiều bài viết chê trách việc con cái gọi bố mẹ là “ông bà già”. Còn nay, khi mạng xã hội phát triển, giới trẻ càng thoải mái bày tỏ quan điểm, cách “nhìn nhận” về bố mẹ, thậm chí “đáng sợ, đáng lên án” hơn nhiều!

Lập group cùng nói xấu bố mẹ vì những lý do “trời ơi đất hỡi”

Theo tìm hiểu, group được lập từ tháng 12/2016. Tính đến thời điểm hiện tại đã thu hút gần 5.000 thành viên tham gia, độ tuổi từ 12-23. Có gì trong group “trút giận” bố mẹ mình? Điều đầu tiên dễ dàng nhận thấy ở “Hội những người ghét cha mẹ” là việc sử dụng ngôn ngữ hằn học, trút giận, bôi nhọ người thân và gia đình. Những người con trong group có thể ghét bố mẹ mình vì đủ thứ nguyên nhân mà đọc xong người ta cũng phải ngây người sửng sốt. Các mâu thuẫn được thể hiện ra bằng các dòng trạng thái cay cú, thậm chí đầy từ ngữ tục tĩu từ những nguyên nhân như: Bị bố mẹ đánh mắng; Vì bị bạo hành; Bị coi thường, thiên vị; Vì xin tiền chơi game, mua điện thoại mà không được cho…Và vô vàn lý do trời ơi đất hỡi khác như sung sướng vì bố mẹ gặp chuyện không vui, thậm chí là hả hê vì mẹ gặp tai nạn.

Có thể kể đến một vài “tâm sự” được hưởng ứng nhiều trong nhóm như: “Lúc nào cũng chửi, cũng đánh. Thứ bố gì vậy, đồ quá đáng, loại vô tâm. Tôi ghét ông ta. Ông ấy không phải bố tôi, thà đi ra đường ở còn sướng hơn”; “Hôm nay là một ngày *** ra gì. Hôm nay lớp tôi công bố điểm, tôi được có 7,3 thế là ông ba bảo sao ít điểm thế ***. Trong khi đó, 3 năm trước chị cả được có 6,4 thì bảo con cố gắng lên nha. Đúng là phân biệt đối xử ghê á”; “Hôm nay là ngày vui nhất trên đời tao. Bà già tao bị tai nạn đang cấp cứu, dịch bệnh nên tao không vào nuôi bà được. Cuối cùng tao cũng thoát cái cảnh bị chửi 19 năm nay”… Hay đơn giản nhất là dòng trạng thái vỏn vẹn: “Tôi ghét bố nhất cuộc đời!”…

Để được chấp nhận cho vào nhóm, người đăng ký phải “thỏa mãn” 3 điều kiện: Phải có ít nhất 2 lần cãi nhau với bố mẹ trong 1 tuần, nhiều hơn là 3 lần/tuần, và phải kể lại được rành mạch đầu đuôi diễn biến của vụ cãi cọ với bố mẹ lần gần nhất.

Tuy nhiên, không phải toàn bộ thành viên trong “Hội những người ghét cha mẹ” đều tham gia để kể xấu hay chửi bới đấng sinh thành ra mình. Mà trong số đó còn có cả những người tham gia để phản đối lại những người chửi bới. Thế nhưng những người này chủ yếu nhận về sự “cãi cùn” của các thành viên khác rằng không thích nói xấu cha mẹ thì hãy ra khỏi nhóm.

Cảnh báo hành vi tiêu cực trong cảm xúc của trẻ

Đến ngày 27/8 vừa qua, nhóm “Hội những người ghét cha mẹ” đã không còn trên facebook, nhưng ngay sau đó lại liên tiếp xuất hiện rất nhiều nhóm khác có nội dung tương tự và hoạt động kín dưới hình thức “nhóm bí mật”. Xuất phát từ việc giận dữ trước hành vi của bố mẹ với mình, cho rằng mình là hư hỏng, con cái tìm cách đáp lại “theo cách của riêng chúng” và tìm đến những người đồng cảm để sẻ chia. Như một hiệu ứng, những hội, nhóm ghét cha mẹ ra đời và ngày càng nhiều thành viên, vô tình tạo nên một "hố đen" trong tâm lý của những đứa con đăng bài ghét cha, ghét mẹ. Điều này đặc biệt nguy hiểm với trẻ trong độ tuổi dậy thì từ 12-15 tuổi.

Dưới góc độ tâm lý học, chuyên gia giáo dục Nguyễn Thị Thu cho rằng: "Giai đoạn tuổi vị thành niên là giai đoạn đang trong quá trình chuyển biến tâm sinh lý, tính cách chưa ổn định. Ở độ tuổi này, trẻ thường có biểu hiện nổi loạn, thích gây chú ý với mọi người xung quanh, khẳng định mình đã trưởng thành và có thể quyết định mọi thứ".

Vì thế, phản ứng khi bị bố mẹ bạo hành, không đáp ứng nhu cầu hay quản lý, áp đặt quá mức của trẻ cũng mạnh mẽ và dữ dội hơn so với các lứa tuổi khác. “Việc các con tham gia vào những hội nhóm như vậy là trái với đạo đức của con cái, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến góc nhìn của con với các vấn đề xã hội và gây lệch lạc trong nhận thức và cách xử lý trong cuộc sống”- chuyên gia giáo dục Nguyễn Thị Thu cho biết.

Cha mẹ hãy “nhìn cây sửa đất”

Gia đình là tế bào của xã hội. Tế bào có khỏe mạnh thì xã hội mới phát triển, phồn vinh. Bởi vậy, tình cảm gia đình là điều rất quan trọng. Việc dùng ngôn từ xúc phạm bố mẹ hay thậm chí là hùa nhau dẫu trong bất kì hoàn cảnh nào hay vì lý do gì đều là sai trái, thậm chí có thể để lại sự dằn vặt và hối tiếc. Nhưng qua sự việc đó, bố mẹ cũng cần nhìn nhận lại, mình đã thật sự gắn kết và làm bạn với con một cách chân thành chưa?

“Thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh, phụ huynh cần phải linh hoạt, cảm nhận suy nghĩ của con trong thế giới mở và vô cùng đa dạng này”- ông Hoa Hữu Vân, nguyên Vụ phó Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết.

Không phải ngẫu nhiên mà trong thơ ca, văn học Việt Nam đã dạy điều này từ rất sớm: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ”. Điều đó cho thấy cha mẹ phải là những chỗ dựa đầu tiên để con mình tìm đến và sẻ chia. Ngày nay, cha mẹ phải đóng vai trò là người hướng dẫn, trò chuyện và định hướng suy nghĩ cho con. Hãy làm bạn cùng con, đôi khi đặt mình vào vị trí của con để từ đó quan sát xem con mình có đang gặp vấn đề gì không. “Mềm mỏng, đừng cứng rắn quá, cực đoan quá sẽ giúp cha mẹ tạo niềm tin, chỗ dựa, nâng đỡ tinh thần cho trẻ”- ông Vân bày tỏ.

Ai cũng sẽ có lúc gặp vấn đề, bất mãn trong cuộc sống, nhưng nếu dành cho nhau một chút thời gian để sẻ chia và thấu hiểu, “sống chậm” lại giữa thay đổi vội vã của cuộc sống, bố mẹ và con cái sẽ có cơ hội xích lại gần nhau hơn.

MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Mẹ hãy ly hôn đi

Mẹ hãy ly hôn đi

(PNTĐ) - “Bà dạy con cái kiểu gì vậy. Con cái nhà người ta thì mong cho bố mẹ sống đầu bạc răng long với nhau, còn con của bà thì lại suốt ngày xúi bẩy bố mẹ ly hôn. Nhà này vô phúc quá rồi…”.
Yêu thương thật sự không đồng nghĩa với roi vọt

Yêu thương thật sự không đồng nghĩa với roi vọt

(PNTĐ) - Trẻ em cần được sinh ra và nuôi lớn trong môi trường yêu thương, lành mạnh. Tuy nhiên, hiện nay, một số cha mẹ lại có cách hiểu sai trong quá trình nuôi dạy con dẫn tới trẻ bị tổn thương. Chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thu, giáo viên dạy Kỹ năng sống tại Trung tâm Kỹ năng KTC với các cha mẹ về phương pháp nuôi dạy con tích cực.
Đổ vỡ vì xuất khẩu lao động

Đổ vỡ vì xuất khẩu lao động

(PNTĐ) - Bên cạnh những lợi ích về việc làm, tay nghề, thu nhập, xuất khẩu lao động cũng bộc lộ nhiều mặt trái mà một trong số đó là sự tan vỡ hạnh phúc ở những gia đình có người xuất ngoại. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ly hôn nhưng chủ yếu vẫn là vợ chồng xa nhau lâu ngày, thiếu thốn tình cảm nên rất dễ nảy sinh tình cảm “ngoài luồng”. Một nguyên nhân khác là do ảnh hưởng của lối sống tự do ở nước ngoài nên khi về quê hương, đối mặt với cuộc sống thực tại thấy không còn phù hợp nên sẵn sàng … “đường ai nấy đi”.
Xúc động câu chuyện tìm được người thân thất lạc sau 57 năm nhờ hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư

Xúc động câu chuyện tìm được người thân thất lạc sau 57 năm nhờ hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư

(PNTĐ) - Như một phép màu, sau 57 năm thất lạc, ông Chu Nghiêm (sinh năm 1941, trú tại phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) và con gái là chị Nguyễn Thị Thủy (sinh năm 1967, trú tại xã Đoan Bái, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) đã tìm được nhau nhờ hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sự giúp đỡ tận tình của cán bộ, chiến sĩ Công an phường Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội).
Tiếng nói của con vị thành niên là căn cứ quan trọng

Tiếng nói của con vị thành niên là căn cứ quan trọng

(PNTĐ) - Vợ chồng ông Hồng P và vợ là Ngọc Y ở Vĩnh Phúc sinh được 1 con chung là cháu A, sinh năm 2009. Năm 2021, hai ông bà ly hôn. Bà Y được tiếp tục nuôi dưỡng cháu A. Sau đó, ông P cho rằng bà Y có biểu hiện không quan tâm, chăm sóc con nên đã khởi kiện yêu cầu Tòa án hạn chế quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của bà đối với cháu A trong thời hạn 2 năm tính từ ngày 1/1/2024.