Tổng cục DS-KHHGĐ:

Phát động cuộc thi “Sống chủ động - cùng viết nên câu chuyện ngày mai“

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế vừa phát động cuộc thi xây dựng tiểu phẩm hoặc thuyết trình bằng lời với hình ảnh bổ trợ với tên gọi “Sống chủ động – cùng viết nên câu chuyện ngày mai" và đăng lên các nền tảng mạng xã hội Facebook và Tiktok. Cuộc thi có sự đồng hành của Công ty TNHH Bayer Việt Nam, nhân ngày Tránh thai thế giới 26/9.

Ngày Tránh thai Thế giới 26/9 có ý nghĩa như một Chiến dịch toàn cầu, khơi dậy trách nhiệm của giới trẻ trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai, đồng thời khuyến khích tất cả mọi người đều có thể chủ động hành vi mang thai vì những lợi ích của chính mình và cộng đồng. Mục tiêu của Ngày tránh thai Thế giới nhằm nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân, cộng đồng xã hội đặc biệt là giới trẻ, nhóm vị thành niên, thanh niên, phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh đẻ về tất cả các biện pháp tránh thai để giúp họ có sự lựa chọn sáng suốt cho sức khỏe sinh sản.

Phát động cuộc thi “Sống chủ động - cùng viết nên câu chuyện ngày mai“ - ảnh 1
Ảnh minh họa

Chương trình truyền thông xây dựng tiểu phẩm hoặc thuyết trình thể hiện thông điệp “Sống chủ động – cùng viết nên câu chuyện ngày mai” nhân Ngày Tránh thai Thế giới (26/9) năm 2022 nhằm khuyến khích, kêu gọi các cá nhân, cặp vợ chồng, đặc biệt các bạn trẻ nâng cao ý thức, hành động đúng để tránh có thai ngoài ý muốn, giúp các bạn trẻ chia sẻ câu chuyện về chủ động tránh thai đã tự chủ/ thay đổi cuộc sống như thế nào.

Thành phần tham gia là công dân Việt Nam thuộc mọi độ tuổi đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam; đội ngũ cán bộ dân số, y tế và cộng tác viên dân số. Cuộc thi kéo dài từ ngày 26/9/2022 đến hết ngày 26/10/2022.

Các cá nhân, tập thể tham gia có thể thể hiện nội dung “Chủ động tránh thai đã thay đổi cuộc sống của bạn như thế nào?” bằng các hình thức: tiểu phẩm hoặc thuyết trình (bằng lời và hình ảnh bổ trợ). Toàn bộ tác phẩm thì cần chèn KV- Hình ảnh chủ đạo của chương trình vào cuối clip hoặc vị trí phù hợp, Tải KV tại đây: Link tải KV: https://cutt.ly/kv-wcd-2022

Sau đó, cá nhân tham dự đăng bài dự thi lên Tiktok và/hoặc Facebook ở chế độ công khai. Đối với cán bộ, cộng tác viên dân số có thể sử dụng Facebook của cá nhân hoặc Chi cục DS-KHHGĐ của tỉnh, thành phố, đồng thời viết caption kêu gọi bạn bè cùng tham gia cuộc thi kèm các hashtag: #songchudong #truyenthongdanso #cungvietnencauchuyenngaymai và nếu trên Tiktok thì đồng thời gắn thẻ @Truyenthongdanso (Nếu là cán bộ và cộng tác viên dân số thì cần thêm hashtag là tên tỉnh.Ví dụ: #tphochiminh (viết tắt của Chi cục DS-KHHGĐ thành phố Hồ Chí Minh); #hanam (viết tắt của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Hà Nam); #ninhbinh  (viết tắt của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Ninh Bình)).

Sau đó, người tham dự điền link bài dự thi ở phần bình luận của bài đăng phát động trên fanpage Facebook của Tổng cục Dân số http://www.facebook.com/vutruyenthonggiaoduc

(Điền 2 link của Tiktok và Facebook nếu tham gia trên cả 2 kênh).

Các bài thi cần thể hiện rõ nội dung và thông điệp cuộc thi, chưa được gửi tham gia các cuộc thi khác và chưa được phổ biến dưới bất kỳ hình thức nào; không vi phạm các quy định về Luật an ninh mạng, quyền tác giả, không sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, hành động trái với thuần phong mỹ tục của Việt Nam, không liên quan đến các vấn đề chính trị, tôn giáo, không vi phạm các quy định pháp luật liên quan khác. Người dự thi không nhận tài trợ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh phương tiện tránh thai; Không thể hiện tên, nhãn hiệu, mọi loại thuốc tránh thai. Trường hợp cần thiết phải sử dụng hình ảnh sản phẩm thì phải làm mờ hoặc che đậy tên nhãn hiệu sản phẩm...

Tin cùng chuyên mục

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.
Chị chồng ở nhà bên

Chị chồng ở nhà bên

(PNTĐ) - Căn hộ nhà chị Huyền ngay sát vách, mẹ chồng bảo: "Vợ chồng trẻ ở gần chị gái, tiện nhờ cậy nhau". Lúc đó, Linh thấy hợp lý, nhưng sống gần nhau rồi cô mới thấy nhiều điều phức tạp.
Nhà có hai con gái

Nhà có hai con gái

(PNTĐ) - Ngày đó, khi sinh ra chị Bơ là con gái, mẹ đã thầm nghĩ: “Không sao, vẫn còn... 1 suất sinh nữa”. Nhưng đến khi có thêm em Bắp cũng là... con gái, thì mẹ từng cảm thấy hụt hẫng trong lòng.
Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

(PNTĐ) - Gần đây, không ít gia đình phải đối diện với “cơn sóng ngầm” đầy thách thức: Tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng trẻ hóa và diễn biến phức tạp, gióng lên hồi chuông cảnh báo về những vết rạn trong mối quan hệ gia đình, đặt ra bài toán cấp thiết về trách nhiệm định hướng, chở che con trẻ trước những vấp ngã nhỏ có nguy cơ trở thành những hệ lụy khôn lường.
Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

(PNTĐ) - Diễn đàn “Trẻ cậy cha, già cậy ai?” nhận được nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, trong xã hội hiện đại, cả cha mẹ và con cái nên thay đổi quan niệm cha mẹ về già phải cậy con, mà hãy nên chủ động tương lai, chuẩn bị cuộc sống tự do, tự tại, dành một khoản tiền để dưỡng già, bởi con cái cũng phải lo tương lai của chúng.