Tháng hành động vì trẻ em năm 2022:

Quan tâm tới trẻ em là trách nhiệm của gia đình, cộng đồng

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiến dịch “Tôi đồng ý, tôi lên tiếng” với chuỗi sự kiện Tọa đàm “Yêu thương mạnh hơn lời quát mắng”, hoạt động vẽ tranh và triển lãm từ ngày 21/5 đến ngày 12/6/2022 được tổ chức nhằm nỗ lực tạo ra những thay đổi lâu dài của cộng đồng, đặc biệt là người chăm sóc trẻ trong cách đối xử, quan tâm tới trẻ em và hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2022.

Sự kiện do dự án End Child Violence, với sự tài trợ của Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) - United Way Việt Nam và chương trình Shinhan Square Bridge Việt Nam, phối hợp cùng Trung tâm Trẻ em và Phát triển (CCD), Cung Thiếu nhi Hà Nội tổ chức.

Quan tâm tới trẻ em là trách nhiệm của gia đình, cộng đồng - ảnh 1
Phụ huynh và học sinh tham gia chiến dịch

Chiến dịch “Tôi đồng ý, tôi lên tiếng” hướng tới các vị phụ huynh và người chăm sóc trẻ, các em học sinh trong độ tuổi từ 06 đến 15, cùng các cá nhân, tổ chức quan tâm tới chấm dứt bạo hành trẻ em và kỷ luật tích cực cùng với các thành viên tới từ cộng đồng của Trung tâm Trẻ em và Phát triển, Cung thiếu nhi Hà Nội, dự án End Child Violence và các nhà tài trợ.

Trong những năm gần đây, tình trạng bạo hành trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Đây không còn là một vấn đề của riêng gia đình mà là vấn nạn của xã hội. Trẻ em non nớt cả về thể chất lẫn tinh thần rất cần được chăm sóc, yêu thương và bảo vệ. Song thực tế không như vậy. Theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), đến nay cả nước có 26,2 triệu trẻ em, chiếm 28% tổng dân số, trong đó 67,2% trẻ em từ 10-14 tuổi đã từng trải qua ít nhất một hình thức xử phạt về tâm lý hoặc thể xác bởi các thành viên trong gia đình. Theo báo cáo của Tổng đài 111, năm 2021, trẻ em bị bạo lực bởi người thân trong gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 72,84% tăng 5,3% so với năm 2020.

Quan tâm tới trẻ em là trách nhiệm của gia đình, cộng đồng - ảnh 2
Các em nhỏ tham gia chiến dịch vẽ tranh

Chuỗi sự kiện thuộc chiến dịch sẽ được tổ chức tại Thư viện Happy Reading - Cung thiếu nhi Hà Nội, bao gồm tọa đàm “Nhận biết xung đột và chuyển hóa cảm xúc của tuổi teen - Kỷ luật tích cực" diễn ra chiều ngày 21/05.

Chiến dịch vẽ tranh “Tôi đồng ý, tôi lên tiếng” từ 21/05/2022 đến 5/6/2022. Chiến dịch sẽ tạo nên một không gian nơi trẻ em, nơi các bạn học sinh có thể nói lên tiếng nói của mình, lên án bạo hành trẻ em vì một môi trường lành mạnh, nơi các em có thể tự do phát triển hết tiềm năng của mình. Chiến dịch cũng đồng thời kêu gọi sự tham gia của trẻ em, gia đình vẽ tranh cam kết đồng ý không bạo lực trẻ em trong gia đình và lên tiếng đối với hành vi bạo lực trẻ em trong gia đình và kêu gọi cộng đồng lan tỏa thông điệp “Yêu thương mạnh hơn lời quát mắng ”.

Triển lãm “Yêu thương không roi vọt” - Tổng kết chiến dịch “Tôi đồng ý, tôi lên tiếng” ngày 12/6/2022

Các hoạt động trong chuỗi sự kiện thuộc chiến dịch “Tôi đồng ý, tôi lên tiếng” sẽ đóng góp vào Kế hoạch hành động Quốc gia Phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020 – 2025 của Chính phủ và Mục tiêu phát triển bền vững số 3 (Đảm bảo sức khỏe và phát triển hạnh phúc), cũng như Mục tiêu phát triển bền vững số 16 (Hòa bình, công lý và các thể chế mạnh mẽ) của Liên hợp quốc.

Tin cùng chuyên mục

Rối loạn nhân cách ranh giới tuổi mới lớn

Rối loạn nhân cách ranh giới tuổi mới lớn

(PNTĐ) - Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) là một rối loạn tâm thần ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng điều chỉnh cảm xúc của một người. Sự mất kiểm soát cảm xúc này có thể làm tăng tính bốc đồng, ảnh hưởng đến cách một người cảm nhận về bản thân và tác động tiêu cực đến mối quan hệ của họ với những người khác. Bệnh thường xảy ra ở tuổi mới lớn.
Khổ vì mẹ chồng hay... soi

Khổ vì mẹ chồng hay... soi

(PNTĐ) - Từ ngày có mẹ chồng lên ở cùng, Trang nhàn hẳn việc chăm con và dọn dẹp nhà cửa. Thế nhưng, sự soi mói, để ý của bà khiến cuộc sống của cô trở nên ngột ngạt.
Bế tắc khi xác định cha cho con ngoài giá thú

Bế tắc khi xác định cha cho con ngoài giá thú

(PNTĐ) - Khi ra đời, lẽ ra được quyền có đủ cả cha và mẹ nhưng những đứa trẻ ấy lại phải ngậm ngùi mang danh “con ngoài giá thú”. Bỏ qua trường hợp người phụ nữ chủ động chọn làm mẹ đơn thân nhờ sự giúp đỡ của y học, các em là kết quả của mối quan hệ yêu đương “ngoài luồng”, người bố sau cuộc vui thì “quất ngựa truy phong”... Trong khi đó, việc “xác định bố cho con” vô cùng khó khăn vì không đủ chứng cứ, nếu xác định được thì người mẹ cũng vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình.