Quyền được sống chung cùng bố mẹ của trẻ em

Chia sẻ

Con trai và con dâu tôi trước khi đến với nhau đều đã qua một lần đò. Do đó, khi về sống cùng nhau có đủ "con anh, con em, con chúng ta".

Quyền được sống chung cùng bố mẹ của trẻ em - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Vì sự phức tạp đó nên quá trình nuôi dưỡng bọn trẻ có nhiều bất cập do có sự can thiệp của người thân sống bên ngoài như: bố/mẹ, ông bà nội/ngoại... Gần đây, mẹ chồng cũ của con dâu tôi đến "bắt" cháu nội (cháu trai, 7 tuổi) về sống cùng họ. Họ bảo, đứa trẻ là cháu đích tôn của gia đình nên không thể sống ở nhà người khác. Hiện bố đứa trẻ đã mất, cháu có mẹ và rất muốn sống cùng mẹ nhưng lại phải về sống với ông bà. Tôi muốn hỏi Quý Báo, pháp luật có quy định trẻ em có quyền được sống với ai theo ý mình không? Khi bố mất thì ông bà nội có làm người chăm sóc thay thế được không?

Nguyenthiminhchi@yahoo.com

Trả lời:
Luật Trẻ em quy định gia đình và xã hội có trách nhiệm bảo vệ trẻ em, thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em.

Đồng thời, Luật Trẻ em cũng quy định trẻ em có 25 quyền của mình, trong đó có quyền được sống chung với cha mẹ. Theo đó, trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Khi phải cách ly cha, mẹ, trẻ em được trợ giúp để duy trì mối liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ, gia đình, trừ trường hợp không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em (Điều 22).

Như vậy, trong trường hợp này, đứa trẻ có quyền được sống cùng với mẹ, ông bà nội không có quyền "bắt" cháu về sống với mình. Con dâu bác có thể nhờ pháp luật để bảo vệ quyền được nuôi con của mình.

Việc chăm sóc thay thế cho trẻ em được quy định trong Luật Trẻ em như sau. Các yêu cầu đối với việc thực hiện chăm sóc thay thế: Phải dựa trên nhu cầu, hoàn cảnh, giới tính, dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ của trẻ em và bảo đảm quyền của trẻ em; Bảo đảm an toàn cho trẻ em, bảo đảm ổn định, liên tục và gắn kết giữa trẻ em với người chăm sóc trẻ em; Phải xem xét ý kiến, nguyện vọng, tình cảm, thái độ của trẻ em tùy theo độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em; trường hợp trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên phải lấy ý kiến của trẻ em; Ưu tiên trẻ em được chăm sóc thay thế bởi người thân thích. Trường hợp trẻ em có anh, chị, em ruột thì được ưu tiên sống cùng nhau. Bảo đảm duy trì liên hệ, đoàn tụ giữa trẻ em với cha, mẹ, các thành viên khác trong gia đình khi đủ Điều kiện, trừ trường hợp việc liên hệ, đoàn tụ không bảo đảm an toàn, không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em (Điều 60).

Cùng với đó, Luật cũng quy định về các hình thức chăm sóc thay thế. Đó là, chăm sóc thay thế bởi người thân thích; Chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình không phải là người thân thích; Chăm sóc thay thế bằng hình thức nhận con nuôi; Việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi; Chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội (Điều 61).

Căn cứ vào Điều 62, Luật Trẻ em, chỉ các trường hợp trẻ em sau đây mới cần chăm sóc thay thế: Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em không nơi nương tựa. Trẻ em không thể sống cùng cha, mẹ vì sự an toàn của trẻ em; cha, mẹ không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em hoặc chính là người xâm hại trẻ em. Trẻ em bị ảnh hưởng của thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang cần được ưu tiên bảo vệ. Trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ.

Chiếu theo các quy định trên, con dâu bác vẫn đủ điều kiện để chăm sóc con mình thì ông bà nội không thể làm người chăm sóc thay thế được. Việc "bắt" cháu nội về sống với mình trong khi mẹ cháu vẫn còn và cháu có nguyện vọng sống cùng mẹ là vi phạm pháp luật.

BÁO PHỤ NỮ THỦ ĐÔ

Tin cùng chuyên mục

Đánh mất hạnh phúc

Đánh mất hạnh phúc

(PNTĐ) - Đồng hồ điểm báo đã 12 rưỡi đêm. Ông An cứ trằn trọc mãi vẫn không sao ngủ được. Đêm thanh vắng, tiếng con tắc kè kêu trong đêm thanh vắng nghe càng não nùng.
Hạnh phúc bất ổn vì “con anh, con em”

Hạnh phúc bất ổn vì “con anh, con em”

(PNTĐ) - Anh chị bước vào cuộc hôn nhân kiểu “rổ rá cạp lại”, mang theo “con anh, con em” để cùng nhau xây dựng một gia đình mới. Những tưởng, sẽ gây dựng được một tổ ấm sau những đổ vỡ trước đó, nhưng mọi thứ lại một lần nữa bất ổn với họ.
Mẹ chồng là tri kỷ

Mẹ chồng là tri kỷ

(PNTĐ) - Ngày về làm dâu, chị Nguyễn Bích Nhung (32 tuổi, huyện Quốc Oai, Hà Nội) kể, mẹ chồng nói với chị: “Một khi mẹ đón con về làm dâu thì mẹ sẽ coi con như con gái trong nhà. Mẹ không muốn con dâu phải khổ vì ngày xưa làm dâu mẹ đã khổ lắm rồi…”.
Kho báu của bố

Kho báu của bố

(PNTĐ) - Năm nào cũng thế, trước ngày sinh nhật tôi mấy ngày, bố tôi thể nào cũng gọi điện cho con gái và trịnh trọng thông báo: “Tôi đã cất vào kho lưu trữ của cô rồi nhé”. Kho lưu trữ của bố là một chiếc hộp thiếc, và thứ bố cất là tờ lịch của ngày 25 tháng 4”.