Sang, hèn…vì vợ

Chia sẻ

Ảnh minh họaẢnh minh họa
1. Người chồng thứ nhất nói với chuyên gia tư vấn “Cuộc hôn nhân của tôi đang có vấn đề, nếu không có giải pháp nào chắc ngày đổ vỡ sẽ không xa”. Rồi anh kể về người vợ xinh đẹp, giỏi giang và hiện đang làm sếp trong công ty. Chị chỉ có mỗi một cái “tội” duy nhất, đó là khiến chồng hèn đi trong mắt mọi người. Cuộc đời anh trở thành “sống mòn” do hèn vì vợ. Chị là người có chí tiến thủ trong sự nghiệp nên rất cố gắng phấn đấu. Dù phải nuôi hai con nhỏ nhưng chị vẫn cố gắng học cao hơn. Chỉ trong vòng ba năm chị từ một nhân viên nhỏ bước lên vị trí cao trong công ty. Giỏi giang, thành đạt, chị trở thành hình mẫu trong mắt mọi người. Tuy nhiên, với chồng thì chị lại có vấn đề.

Từ ngày vợ thành đạt, cuộc sống của anh trở nên bất ổn. Trong nhà, việc vợ hoc cao, “có uy” hơn chồng không sao, nhưng với người ngoài, hay mỗi khi có khách khứa thì đàn ông cần thể diện vô cùng. Người làm cho thể diện của chồng sang hơn không ai khác ngoài người vợ. Chị không bao giờ đặt chồng lên trên mình trong mọi hoàn cảnh. Thường ngày, chị đều sai khiến chồng như nhân viên cấp dưới. Ngay cả cách “chiều chồng” chị cũng bắt anh phải tuân theo mọi sự sắp đặt của mình. Một tháng mấy lần, vào những ngày nào, anh có muốn hơn hay lệch ngày cũng không được.

Mỗi khi có khách hay đi đâu với vợ, anh giống như một nhân viên tận tuỵ của chị. Cách giới thiệu, cách nói về chồng, chị đều thể hiện vị trí bề trên. Điều đó khiến cho anh lúc nào cũng cảm thấy thấp kém hơn vợ. Anh cảm thấy tự ti, không còn muốn xuất hiện với vợ ở chốn đông người. Chị lại cho rằng "trình độ" chồng chỉ có vậy và không hề chú ý đến cảm xúc cũng như mong muốn của anh. Hạnh phúc lung lay, anh thấy xa dần người vợ đầu gối tay kề.

2. Người chồng thứ hai làm nghề kinh doanh bất động sản, kiếm tiền giỏi nhưng học vấn chỉ hết lớp 12. Dù bằng cấp không có nhưng trong công việc làm ăn, anh lại nhanh nhạy nắm bắt thị trường, do đó công việc kinh doanh phát đạt. Vợ anh không phải lo gì về chuyện kinh tế nên được thỏa chí học hành, phấn đấu sự nghiệp. Chị học lấy được bằng thạc sĩ, rồi tiến sĩ, sau đó được đề bạt lên vị trí cao hơn. Tưởng bản thân giàu có, vợ xinh đẹp, học vị cao, hạnh phúc của anh sẽ viên mãn. Không ngờ, tổ ấm của anh trở nên “lạnh” từ chuyện học cao của vợ. Trong mắt cô, anh chỉ là người ít học nên mỗi lần bàn luận đến vấn đề gì cô đều cho mình là đúng. Dần dần, vợ xem anh như là máy kiếm tiền, nhưng nói đến các kiến thức xã hội lại giống… thùng rỗng. Mâu thuẫn giữa hai vợ chồng xảy ra thường xuyên khi vợ anh luôn ngồi trên đỉnh cao của học vị nhìn xuống. Anh nói không biết hạnh phúc của anh còn tồn tại được bao lâu với cô vợ không bao giờ biết "nhìn từ dưới lên".

3. Cũng là chuyện làm sang cho chồng, một bà mẹ vợ kể trường hợp của con rể. Anh vụng về đủ thứ, mọi việc trong gia đình từ việc lớn đến việc nhỏ đều do một tay con gái bà. Vậy mà hễ có điều tiếng gì là con gái bà lại lớn tiếng bênh chồng, cấm tiệt mọi người không được hạ thấp vai trò anh. Bà thừa biết mọi chuyện trong gia đình con gái có thể quyết định tất cả. Nhưng trước mặt người ngoài cô đều để chồng “chỉ huy” dù biết rằng việc đó sau này mình phải quyết lại. Bà nhiều lần mắng con gái việc gì phải chiều anh chồng không được việc để rồi lại tốn công tốn của đi giải quyết hậu quả. Nhưng, cô vẫn một mực tạo cơ hội và hết lòng ủng hộ chồng mình.

Chẳng những tạo cho chồng cái sang với người ngoài cô còn làm sang cho chồng trước mặt con cái. Biết chồng thua kém mình về trình độ nên mỗi khi con cái nhờ bố giảng bài, cô lại khéo léo bảo rằng đưa mẹ giảng cho vì ngày xưa mẹ học chuyên về môn đó hơn bố. Cứ thế, anh luôn giữ được cái uy với con cái. Mỗi khi vợ nhờ việc mà anh làm hỏng, cô lại chữa thẹn cho anh bằng những câu đùa dí dỏm, rồi vui vẻ làm lại mà không ca thán phàn nàn. Anh thầm cảm phục và lại càng yêu vợ hơn. Mười mấy năm qua, tổ ấm của cô lúc nào ngập tràn hạnh phúc.

Ngẫm lại có câu “Giàu vì bạn sang vì vợ”, phụ nữ biết cách “làm sang” cho chồng là đã nắm trong tay một bí quyết giữ gìn hạnh phúc. Thế nhưng trong thời xã hội bình đẳng, một bộ phận phụ nữ thành đạt lại bỏ qua bí quyết ấy khiến hạnh phúc đứng bên bờ vực mà không biết.

Thu Vân

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.