Sao lại con ghét, con yêu?

Chia sẻ

Khi hỏi về chuyện đối xử với con cái, gần như ai cũng nói rất hay rằng: “con nào chẳng là con, là núm ruột của mình, đứa nào chẳng thương”. Nhưng khi đưa ra chuyện “con ghét, con yêu” ra bàn, có quá nhiều ý kiến đồng tình rằng dù là cha mẹ, song chuyện đối xử bất công với con cái là khá phổ biến, vì nhiều lý do.

Yêu trai hơn gái.

Đây là kiểu phân biệt đối xử điển hình, xuất phát từ tư tưởng trọng nam khinh nữ, cho rằng “con cái là con người ta”, chăm lo, chiều chuộng rồi sau này nó cũng đi lấy chồng, phụng dưỡng nhà chồng, nên chẳng tội gì mà phải thương nó. Đàn ông suy nghĩ vậy đã đáng trách, vậy mà không ít các bà mẹ, cùng là phụ nữ, là con gái với nhau cũng không thương nhau, cũng a dua, vào hòa với người chồng hay gia đình, đối xử không phải với con gái của mình.

Rất nhiều bố mẹ yêu con trai hơn con gái vì tư tưởng trọng nam khinh nữRất nhiều bố mẹ yêu con trai hơn con gái vì tư tưởng trọng nam khinh nữ (Ảnh: minh họa)

Còn bé, con gái phải làm lụng vất vả, ăn uống thì phải nhường anh, nhường em trai, phải nghỉ học sớm để gia đình có điều kiện lo cho anh trai, em trai học lên cao. Đi lấy chồng thì đi với “hai bàn tay trắng”. Khi cha già, mẹ ốm, người chăm sóc, trông coi lại là con gái. Các anh con trai thành đạt, nếu tốt cũng chỉ chi tiền là coi như “hoàn thành nhiệm vụ”. Biết bao cô gái đã khóc hết nước mắt không phải vì sự coi thường của người ngoài, mà tủi thân vì sự bất công của cha mẹ…

Xinh quý, xấu ghét

Dù trai hay gái, những đứa con xinh xắn, đẹp trai, trắng trẻo, sáng sủa, lại thêm khéo ăn khéo nói thường được cha mẹ thương yêu, quý mến, đi đâu cũng cho theo để nhận lời khen “ôi, anh/ chị có cậu con trai xinh thế, sau này thì nhiều cô chết với nó đây!”. Con gái xinh, được cha mẹ chụp ảnh cùng để khoe trên mạng, nhận nhiều “like” (thích). 

Đã yêu quý thì hay được bênh vực, chiều chuộng, không bắt làm việc nhiều, có lỗi cũng chỉ mắng “lấy lệ”, lười học hay lười làm cũng coi như “nó xinh đẹp, nó có quyền”. Ngược lại, cô con gái đen đủi, xấu xí, ít nói, lầm lì vì mặc cảm thường bị bắt nạt, không chỉ cha mẹ mà các anh, chị em ruột cũng coi thường. Họ thường được gán cho các cái tên không hay ho gì như “thằng cột nhà cháy” (đen), “bé đần” (ít nói, nhường nhịn, không đấu tranh), “thiên nga gãy cánh” (xấu xí), “vịt bầu” (béo ục ịch).

Hợp thì quý, xung khắc thì … ghét

  Hợp có nhiều nghĩa. Có người đàn ông quý con trai vì hai bố con hợp tính nhau, cùng ham thể thao, cùng “giống nhau như đúc”, cùng có ý chí học hành. Có người mẹ quý con gái vì cô con gái “dẻo miệng”, biết mẹ hay ưa ngọt, ưa nịnh, nên cô con gái biết nói những lời khiếm mẹ “mát lòng mát dạ”. Có ông bố nói ngay với người lạ rằng: “Ở nhà này tôi chỉ hợp với thằng Bình, chứ thằng Biên không hợp, khó gần”, khiến cậu con trai tên Biên trở nên  cảm, bực tức, ganh ghét với ông anh được bố yêu quý…

Sao lại con ghét, con yêu? - ảnh 2 (Ảnh: minh họa)

  Hợp còn có nghĩa là hợp tuổi, hợp bổn mệnh. Bố tuổi Dần, con cũng tuổi Dần, bố thương bố bảo “hổ phụ sinh hổ tử”, “con ẩn tuổi bố”. Thế là yêu. Mẹ mệnh mộc, con mệnh thổ, mẹ bảo “con phù cho mẹ, vì đất làm tốt cho cây”. Ngược lại, mẹ không yêu cô con cái mệnh kim, vì nó “kim khắc mộc” (dao chém đứt cây!!!)

Chẳng biết tại sao … ghét con

Một ông bố tâm sự: “Vẫn biết nó là con của mình, có thế nào cũng do mình đẻ ra, nhưng chẳng hiểu sao tôi không thể quý con hương như con Hoa được, lạ thế”.

Cũng có người mẹ ghét cay ghét đắng cô con gái xinh như hoa, tươi như mộng, mà bao bọc, yêu thương cô con gái xấu như “vịt đô nan”. Người ta thì bảo con gái xinh, nhiều người khen ngợi, nhất lại khen “giống bố nhỉ, xinh thế”, khiến mẹ chạnh lòng, vì bà nhận thức rằng về hình thức mình thua chồng, nên cứ xinh là bà ghét. Nhưng bà bảo “không phải thế”, bà thú nhận “chẳng biết tại sao, nhưng cứ thấy nó là tôi … ghét cái mặt”. 

Sinh ra ai cũng muốn nhận được tình yêu thương, sự đối xử công bằng từ mọi người, trước tiên là những người thân yêu, ruột thịt. Bị đối xử bất công khiến người ta buồn Sao lại con ghét, con yêu? - ảnh 3 (Ảnh: minh họa)chán, bất mãn, nuôi lòng thù hận, mất tự tin trong cuộc sống. Không ít trường hợp, những người con trước đây bị coi thường, khinh ghét, lớn lên nuôi “mộng báo thù”, lại “ăn miếng trả miếng” lại với chính cha mẹ, anh chị em của mình. Nhiều ông bố, bà mẹ khi về già phải kêu trời vì nhận phải quả đắng do chính mình gieo trồng từ hồi còn trẻ, nhưng biết kêu ai vì “Gieo nhân nào gặt quả ấy” mà.

Đinh Đoàn

 

Tin cùng chuyên mục

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.
Chị chồng ở nhà bên

Chị chồng ở nhà bên

(PNTĐ) - Căn hộ nhà chị Huyền ngay sát vách, mẹ chồng bảo: "Vợ chồng trẻ ở gần chị gái, tiện nhờ cậy nhau". Lúc đó, Linh thấy hợp lý, nhưng sống gần nhau rồi cô mới thấy nhiều điều phức tạp.
Nhà có hai con gái

Nhà có hai con gái

(PNTĐ) - Ngày đó, khi sinh ra chị Bơ là con gái, mẹ đã thầm nghĩ: “Không sao, vẫn còn... 1 suất sinh nữa”. Nhưng đến khi có thêm em Bắp cũng là... con gái, thì mẹ từng cảm thấy hụt hẫng trong lòng.
Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

(PNTĐ) - Gần đây, không ít gia đình phải đối diện với “cơn sóng ngầm” đầy thách thức: Tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng trẻ hóa và diễn biến phức tạp, gióng lên hồi chuông cảnh báo về những vết rạn trong mối quan hệ gia đình, đặt ra bài toán cấp thiết về trách nhiệm định hướng, chở che con trẻ trước những vấp ngã nhỏ có nguy cơ trở thành những hệ lụy khôn lường.
Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

(PNTĐ) - Diễn đàn “Trẻ cậy cha, già cậy ai?” nhận được nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, trong xã hội hiện đại, cả cha mẹ và con cái nên thay đổi quan niệm cha mẹ về già phải cậy con, mà hãy nên chủ động tương lai, chuẩn bị cuộc sống tự do, tự tại, dành một khoản tiền để dưỡng già, bởi con cái cũng phải lo tương lai của chúng.