Sáu ngộ nhận về hạnh phúc
ĐSGĐ - Nếu bạn muốn mình hạnh phúc hơn, điều đầu tiên bạn cần làm là thay đổi cách nhìn của bạn về cái gọi là hạnh phúc.
Dưới đây là những ngộ nhận phổ biến về hạnh phúc mà có thể chính bạn cũng đang bị chi phối bởi nó.
Giả sử bạn có hai đứa con cùng được nuôi nấng như nhau, nhưng chúng lại có cá tính trái ngược: một đứa cáu kỉnh, một đứa lại vui vẻ… Điều đó khiến ta thật khó xác định xem gen đóng vai trò như thế nào trong việc con người có hạnh phúc hay không. Đã có những bằng chứng cho thấy vai trò của gen chiếm khoảng 50% trong kiến tạo nên hạnh phúc của bạn.
![]() |
Ảnh minh họa |
Nhưng, con số đó so với 100% là một khoảng cách xa. Tiến sĩ Sonja Lyubormirsky ở trường Đại học California nói: “Nếu bạn làm việc, các nghiên cứu cho thấy rằng bạn có thể trở nên hạnh phúc hơn, bất kể “gen hạnh phúc” của bạn như thế nào.
Tất nhiên gần như không thay đổi đến mức từ một lên đến mười, nhưng chắc chắn là bạn có thể trở nên hạnh phúc hơn một khi thực hiện một trách nhiệm, bạn nỗ lực vì một mục đích nào đó có ý nghĩa trong cuộc đời của bạn.”
2. Ngộ nhận 2: Hạnh phúc là mục tiêu
Nhiều người nghĩ về hạnh phúc như một đích đến hoặc một thành tựu nào đó, như hôn nhân, tiền bạn, hay được đi đến một xứ sở mới mẻ... Chắc chắn là những điều đó có thể góp phần vào hạnh phúc của bạn, nhưng không nhiều như bạn hình dung đâu, mà chúng chỉ chiếm khoảng 10% trong bức tranh tổng thể về hạnh phúc.
![]() |
Ảnh minh họa |
Nếu bạn giải bài toán về hạnh phúc, bạn sẽ nhận ra rằng khoảng 40% hạnh phúc là nằm trong tay bạn. Một hạnh phúc bền lâu phụ thuộc nhiều vào cách bạn sống và cách bạn suy nghĩ vốn là những điều bạn kiểm soát được nhiều hơn cả trong vòng quay cuộc sống của mình.
Robert Biswas-Diener, người sáng lập của Meridian Life Coaching LLC và đồng tác giả cuốn sách Happiness: Unlocking the Mysteries of Psychological Wealth cũng đồng ý với điều này.
Theo ông, “hạnh phúc không chỉ là một đích đến đầy cảm xúc trong dòng chảy cuộc sống”, đó là một quá trình và là một nguồn suối của niềm vui. Khi hạnh phúc hơn cũng là khi người ta trở nên khỏe khoắn hơn, ham muốn tìm hiểu cuộc sống hơn, cũng như trở nên hòa đồng, hữu ích, sáng tạo và sẵn sàng thử nghiệm những điều mới mẻ.
Nhiều người cho rằng, khuynh hướng thích ứng nhanh với những điều tốt xảy đến trong cuộc sống chính là một chỉ số của hạnh phúc. Có thật vậy không? Trên thực tế, sự thích ứng nhanh, nói cách khác, sự làm quen “quá nhanh” ấy lại là một trong những trở ngại đối với hạnh phúc của bạn. Một ngôi nhà mà bạn đã mong đợi từ lâu, một chiếc xe hơi, một công việc lý tưởng – tất cả có thể mang đến một nhiệt hứng nhất thời, nhưng rồi sau đó nhanh chóng xẹp xuống và lùi vào hậu trường.
Tại sao lại xảy ra chuyện như vậy? Một lý do đó là chúng ta đã đặt quá nhiều chú ý và cảm xúc vào cái tốt lành mới xảy tới kia. Trong quan niệm xưa, những điều như thế thường vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức. Chúng ta được thoát khỏi sự nhàm tẻ, nhưng đồng thời cũng có nghĩa là ta phải sẵn sàng thay đổi cho hợp với trải nghiệm mới mẻ xảy đến với ta.
Để làm được điều đó, bạn có thể làm “lạ hóa” những điều may mắn thuận lợi của mình, đó cũng là một nghệ thuật “chậm hóa” cuộc sống để bạn có thể cảm nhận sâu sắc mà không “cả thèm chóng chán”.
4. Ngộ nhận thứ 4: Những cảm xúc tiêu cực luôn tác động mạnh hơn cảm xúc tích cực
Thỉnh thoảng có những nghiên cứu ngụ ý rằng những tình cảm tiêu cực là mạnh hơn những tình cảm tích cực. Chẳng hạn như, các sinh viên cho thấy rằng người ta không có phản ứng giống nhau khi được 3 đôla và khi mất chừng đó tiền. Sự mất mát thường có khuynh hướng tác động mạnh hơn việc đạt được.
Những cảm xúc tiêu cực có thể lấn át các cảm xúc tích cực trong phút chốc, bởi vì chúng thúc đẩy chúng ta đi tìm nguyên nhân và giải quyết chúng. Ngược lại, những cảm xúc tích cực xuất hiện thắng thế vào phút cuối bởi vì chúng khiến bạn hoàn thiện hơn những gì bạn có.
Tiến sĩ Michael A. Cohn ở Đại học California chia sẻ từ những nghiên cứu của mình: “Chúng tôi nhận thấy rằng, khi những cảm xúc tích cực đi lên, đến một điểm nơi cảm xúc tiêu cực không còn tác động tiêu cực tới cuộc sống của bạn nữa. Những cảm xúc tích cực sẽ không bảo vệ bạn khỏi những cảm giác tồi tệ mà bạn phải trải qua. Nhưng cuối cùng, chúng có thể bảo vệ bạn khỏi hậu quả của những cảm xúc tiêu cực.”
5. Ngộ nhận thứ 5: Hạnh phúc nghĩa là tận hưởng
Có nhiều điều khiến người ta hạnh phúc chứ không chỉ việc thu thập những trải nghiệm của sự hài lòng. Trên thực tế, việc giúp đỡ người khác – một điều tưởng như trái ngược với chuyện hưởng thụ - lại có thể là con đường nhanh chóng nhất mang lại cảm giác hạnh phúc.
Tiến sĩ Stephen Post chia sẻ: “Khi người ta giúp đỡ ai đó thông qua một hành động hào hiệp tự nguyện, khoảng một nửa trong số đó sẽ trải nghiệm cảm giác hữu ích ở mức độ cao, khoảng 13% thậm chí còn trải nghiệm cảm giác những muộn phiền đau khổ trong mình trở nên vơi nhẹ”.
“Với hầu hết mọi người, một hành động nhỏ cũng có thể tạo nên sự khác biệt”. Những hành động nhỏ ấy có thể là một hoặc hai giờ làm tình nguyên mỗi tuần, hoặc hằng tuần bạn làm một lượng việc tốt nào đó – những việc vượt khỏi thói quen thường ngày của bạn.
Trong những tài liệu nghiên cứu đầu tiên những năm 1990 cho thấy, sự dâng cao của tâm trạng khi giúp đỡ người khác có liên quan đến sự gia tăng của các chất serotonin và endorphin – những chất “ma túy” tự nhiên trong cơ thể tiết ra - và hooc môn oxytocin, một loại hooc môn “thương cảm” có tác dụng củng cố thêm những hành vi giúp đỡ người khác.
“Mặc dù chỉ suy nghĩ hoặc là ghi chép ý định về sự trao đi đã có thể làm gia tăng mức độ hạnh phúc của chúng ta, tuy nhiên một sự tương tác trực diện có vẻ như sẽ mang lại một tác động mạnh hơn”, Tiến sĩ Post nói, “Tôi cho rằng đó là vì (sự tương tác trực diện) sẽ kích thích các chất trong bộ não tiết ra nhiều hơn so với khi thông qua tác động của âm thanh, ấn tượng về nét mặt và toàn bộ cơ thể”.
Ngộ nhận thứ 6: Có một kích thước chung cho hạnh phúc
Nếu bạn đang tìm kiếm một liều thần dược để được hạnh phúc, bạn sẽ sớm mua lấy sự thất vọng mà thôi! Đó là bởi, không tồn tại một thứ kích cỡ chung cho hạnh phúc.
Thay vào đó, có rất nhiều cách để hạnh phúc hơn phù hợp với những con người khác nhau, chẳng hạn như:
•Chọn một hoạt động nào đó có ý nghĩa với bạn. bất kể việc bạn chọn là để thể hiện lòng biết ơn, sự gắn kết, sự tha thứ, hay một hành động lạc quan nào đó, thì bạn cũng sẽ thành công nhất nếu những lựa chọn ấy thực sự thể hiện con người của chính bạn. Và, điều đó có thể cũng giúp cho bạn không nhanh chóng bị nhàm chán.
•Ước lượng khả năng của bạn và thực hiện điều mà bạn cảm thấy ổn và hợp lý nhất. Bạn là người nấu ăn ngon? Hãy chuẩn bị một bữa ăn thật tuyệt. Bạn là một giáo viên về hưu? Hãy thử dạy kèm cho một học sinh nào đó… Bạn biết không, những khả năng của chúng ta sở dĩ bị giới hạn là bởi chính trí tưởng tượng của bạn đó!
•Hãy thay đổi các hoạt động của bạn, bởi vì kiếm tìm hạnh phúc cũng là một quá trình bạn kiếm tìm cho mình điều tốt đẹp phù hợp với chính bản thân mình.
Và khi hạnh phúc đến với bạn, việc duy trì mong ước của mình,và tiếp tục theo đuổi nó, mới có thể khiến cho một cuộc sống đầy niềm vui và ý nghĩa trở nên trong tầm tay bạn!
Hạnh Nguyên (dịch)