Sức ép con ngoan trò giỏi: Đừng bắt trẻ nhỏ phải gánh những kỳ vọng lớn

Chia sẻ

Có những đứa trẻ phát điên vì cố gắng học để trở thành "trò giỏi". Không ít trẻ có rối loạn tâm thần trước các kì thi. Nhiều trẻ bỏ nhà ra đi, chỉ vì không thể trở thành "con ngoan trò giỏi" như người lớn mong đợi. Có trẻ đã tự tử vì năm học này không đạt "học sinh giỏi" như những năm trước...

Đây là thực trạng đang diễn ra bấy lâu nay, đặc biệt là trước và sau những mùa thi, kỳ thi lớn đối với những đứa trẻ đang bị cha mẹ đặt lên vai gánh nặng từ những kỳ vọng lớn. 

Khảo sát hàng nghìn phụ huynh với câu hỏi: "Anh, chị mong muốn gì cho con cái mình?". Các câu trả lời tập trung nhất là: Tôi muốn cháu chăm ngoan, học giỏi, ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ, thầy cô, để sau này các cháu có cơ hội thành đạt, có cuộc sống gia đình hạnh phúc, có nghề nghiệp ổn định, thu nhập cao để đỡ vất vả.

Để trở thành trò giỏi, nhiều đứa trẻ đã kiệt sức bên những chồng bài tập của các môn họcĐể trở thành trò giỏi, nhiều đứa trẻ đã kiệt sức bên những chồng bài tập của các môn học (Ảnh: minh họa)

Thật xúc động khi mọi mong muốn của cha mẹ cũng chỉ là "muốn tốt cho con", không có bất cứ câu trả lời nào của các bậc làm cha làm mẹ mang tính "vụ lợi", mong muốn cho riêng mình như muốn con sau này giàu có để giúp đỡ bố mẹ, làm cho bố mẹ hạnh phúc. Tình yêu thương của cha mẹ là thứ "đương nhiên là có", không cần ai cố gắng phấn đấu để đạt được, mà có muốn từ chối cũng không được.

 Nhiều nền văn hóa, nhiều nước tiên tiến đặt mục tiêu giáo dục trẻ em là giúp các em trở thành người tự tin, năng động, tháo vát, dám trải nghiệm, dám nghĩ khác, làm khác, để sau này khẳng định bản thân, để sống hạnh phúc. Trong những mục tiêu ấy, không thấy có từ nào là "con ngoan". Nhiều nước chẳng say mê với việc học sinh phải "giỏi", họ cũng không phân loại học sinh thành giỏi, khá, trung bình, yếu kém. Họ cũng "chẳng thàm" tham gia các cuộc thi toàn quốc, khu vực hay quốc tế. Nếu có cho học snh đi tham dự các cuộc thi, họ cũng chỉ muốn trẻ có cơ hội giao lưu, tiếp xúc với bạn bè năm châu, để mở rộng tầm nhìn, chứ chẳng quan trọng việc bao nhiêu em đạt huy chương vàng, bạc, đồng... để nhận bằng khen hay học bổng, để chọn các em "vào thẳng đại học". Trên thế giới có hơn 200 quốc gia, vậy mà các kỳ thi quốc tế cũng chỉ vài chục đoàn là nhiều. Còn chúng ta tự hào, năm nào cũng đi thi, năm nào cũng có giải!

Ở Việt Nam, "Con ngoan trò giỏi" hình như là mục tiêu phấn đấu của mọi đứa trẻ, là mong ước của cha mẹ đối với con cái, là lời chúc của các thầy cô đối với học sinh. Muốn gì thì gì, muốn gì cũng được, miễn là phải cố gắng để xứng đáng là "con ngoan trò giỏi".

Nhưng thế nào là người con ngoan? Đa số ý kiến cho rằng con ngoan là con cái biết nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô, biết học giỏi để ông bà cha mẹ vui lòng, kính trên nhường dưới, không làm những điều gì cha mẹ ngăn cản, không được tự ý, tự quyền quyết định mọi thứ liên quan đến bản thân mình, phải biết bình tĩnh lắng nghe những lời chỉ bảo của người lớn, bởi người lớn có nhiều kinh nghiệm sống.

Tóm lại, con ngoan là con không cần suy nghĩ, không cần có ý kiến độc lập, cứ làm những gì người lớn bảo đúng, có khó khăn thì nhờ người lớn hỗ trợ, những gì mình thích, nhưng người lớn không thích cũng cố mà kiềm chế, không làm, để họ "vui lòng". Con ngoan là con nghĩ đến người khác trước khi nghĩ đến mình!

Còn trò giỏi thì ai cũng biết. Đó là khi còn học phổ thông thì mỗi năm lên một lớp, điểm tổng kết phải trên 9 điểm ở bậc tiểu học, trên 8 phẩy ở bậc học trung học, nhất là hai mốn học chính và Văn và Toán phải đạt điểm cao. Nếu cố gắng được thầy, cô đưa vào đội tuyển học sinh giỏi Văn, Toán, Anh ngữ thì tốt. Nếu không cũng phải giỏi ở các môn năng khiếu như bóng đá, thể thao, mỹ thuật, âm nhạc. Lên các bậc học cao hơn cũng không khác là mấy. Sinh viên giỏi là sinh viên chăm chỉ lên lớp, lắng nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ, thi đạt điểm cao. Chỉ đơn giản như vậy, nhưng không phải học sinh nào cũng đạt được, phần lớn không phải vì dốt, mà vì cách đánh giá "trò giỏi" của chúng ta.

Con ngoan trong mắt bố mẹ là phải tập trung vào học tập để học giỏi, đỗ đạt, thành côngCon ngoan trong mắt bố mẹ là phải tập trung vào học tập để học giỏi, đỗ đạt, thành công (Ảnh: minh họa)

Cũng phải thừa nhận, con ngoan chưa chắc lớn lên đã là công dân tốt, trò giỏi sau này chưa chắc đã thành đạt và hạnh phúc. Nhiều thanh niên phạm tội, khi gia đình và nhà trường, thậm chí hàng xóm cũng đều có chung nhận xét: "cháu bình thường nó là đứa trẻ ngoan ngoãn, nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô. Năm nào cũng đạt học sinh tiên tiến, học sinh xuắt sắc". Không ít trường hợp, người ta còn nhận xét là "bình thường nó hiền như cục đất". Trò giỏi theo cách đánh giá hiện nay là những trò ít sáng kiến, thụ động, người lớn bảo gì làm ấy, triệt tiêu suy nghĩ, ý kiến, mong muốn cá nhân. Những học sinh giỏi kiểu ấy, làm sao mà thành "đại gia", thành "doanh nhân thành đạt", có đóng góp cho gia đình, xã hội được?

Năm nào cũng có hàng trăm học sinh giỏi quốc tế và quốc gia, 50 – 60% học sinh phổ thông đạt danh hiệu học sinh giỏi, vậy mà khi vào đại học, sinh viên chúng ta tỏ ra yếu kém về mọi mặt so với học sinh nước ngoài, những học sinh đạt huy chương vàng, bạc quốc tế sau này trở thành "người nổi tiếng" cũng ít thấy.

Vậy thì suốt 12 năm dùi mài kinh sử ở các bậc học phổ thông, 4 – 5 năm "mài dũng quần" trên các giảng đường đại học, cuối cùng lại không trở thành người tài, người giỏi, vậy "con ngoan trò giỏi" để làm gì? Đây là một câu hỏi ai cũng có thể đặt ra, nhưng người trả lời nó thì nhiều người né tránh.

                                                                                                                         DUY BÌNH

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.