"Tấm khiên vững chãi" bảo vệ bản thân khỏi bị xâm hại trên mạng xã hội

Chia sẻ

Tình hình dịch bệnh của cả nước đang dần được kiểm soát, các biện pháp giãn cách cũng đang dần được nới lỏng. Nhưng không có nghĩa chúng em đã được tự do đi chơi, đi học.

Dịch bệnh khiến cuộc sống của tất cả chúng ta bị đảo lộn. Việc phải ngồi nhà học online như một giải pháp tình thế để phòng, chống dịch bệnh đã khiến các trẻ em gái chúng em, những người dễ bị tổn thương - có nguy cơ bị xâm hại nhiều hơn bởi mạng xã hội và thế giới ảo đầy nghi hoặc. Mấy tháng rồi, chúng em đã phải ở trong nhà, không được ra bên ngoài tiếp xúc xã hội.

Em thấy rằng, xâm hại thông tin cá nhân luôn là chủ đề nhức nhối, được bàn tán sôi nổi trong suốt những năm gần đây. Trước khi đại dịch xảy ra, số lượng người truy cập internet mỗi ngày không quá tải như bây giờ. Các đối tượng lấy cắp thông tin của người dùng qua số điện thoại, người quen biết hay đã từng gặp ở đâu đó. Khi thông tin của mình bị lộ ra ngoài, nạn nhân phải rất bất lực đi tìm người tung tin và yêu cầu họ gỡ tin đồn thất thiệt xuống. Còn bây giờ thì sao? Mỗi ngày có hàng trăm, hàng triệu người sử dụng dịch vụ mạng viễn thông phục vụ cho học tập, giải trí khiến những tên hacker lợi dụng tình thế và đã ra tay với những thủ đoạn tinh vi hơn. Đối tượng được nhắm đến trong đó có các bé gái ở độ tuổi dậy thì bởi các bé gái đang lớn chưa hiểu hết được mối đe dọa xung quanh, rất ngây thơ hồn nhiên trước những lời mời yêu cầu đưa thông tin cho các đối tượng xấu. Hãy thử tưởng tượng cảnh chỉ cần một đoạn thông tin nhỏ về số điện thoại hay địa chỉ nhà riêng được công khai lên mạng xã hội thì biết bao nhiêu chuyện không hay có thể xảy ra với các bạn gái. Nhận những cuộc điện thoại lạ mặt với yêu cầu làm quen, thậm chí, đối tượng xấu còn có thể tìm đến tận nhà để dụ dỗ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rồi thậm chí là dụ dỗ, xâm hại, lợi dụng các bạn.

(Ảnh: minh họa)

Bạn gái ở tuổi dậy thì ngày nay thường có xu hướng nổi loạn, làm gì cũng thích được theo ý mình nên việc điều khiển và kiểm soát bản thân cũng khó. Các bạn thường tự do và dễ dãi chấp nhận lời mời kết bạn trên các trang mạng xã hội, thoải mái đăng những hình ảnh của mình, trạng thái lên “tường” mà không có chút nghi ngờ, lo sợ khi thông tin được công khai với cả thế giới.

Một tình trạng mà em đã thấy đó là khi nhiều bạn có tâm trạng buồn, vì bất kể lý do gì như bố mẹ không hiểu bạn, việc học của bạn không tốt hay là bạn không ưa ai đó, thay vì chọn cách tìm nguyên nhân để giải quyết ổn thỏa thì nhiều bạn lại chọn đăng những dòng status than vãn, kể lể về người này, vấn đề kia lên mạng xã hội. Rồi nhiều người lại vào bình luận làm cho bài đăng càng xôm tụ. Theo em, chỉ cần chậm lại và suy nghĩ cẩn thận, các bạn sẽ thấy mình đang gây phiền hà cho mình và cho người khác như thế nào. Các bạn cũng có thể đang tự tiếp tay cho các hacker lấy thông tin về bạn, hiểu cuộc sống của bạn, tâm trạng của bạn để rồi thực hiện nhiều mục đích xấu. Em biết có nhiều trường hợp, kẻ xấu đã mượn danh các bạn để thực hiện hành vi phạm pháp. Em cũng biết, có trường hợp người nhà, bạn bè hay hàng xóm của bạn bị ảnh hưởng khi thường xuyên nhận những cuộc điện thoại đòi nợ, dọa nạt rồi bị bắt phải chuyển tiền thì mới được buông tha. Có bạn còn bị cắt ghép hình ảnh sai sự thật làm bạn bị tổn thương và khó lòng thanh minh trên mạng xã hội. Tình trạng dễ dãi khi thông tin trên mạng xã hội đã được cảnh báo nhiều lần trong thời kỳ 4.0 nhưng hình như nhiều người vẫn không quan tâm. Các bạn trẻ, nhất là các bạn gái chúng mình, vẫn thích gì là đăng nấy trên mạng xã hội.

Vậy các bạn gái phải làm sao để không sa vào lưới bẫy của những kẻ gian này? Đầu tiên, chúng em rất cần được nâng cao kiến thức, hiểu biết về không gian mạng và những mối nguy mà mạng xã hội có thể gây ra. Hãy cho chúng em tiếp cận với những tình huống giả định và dạy chúng em cách xử trí khi gặp các tình huống ấy. Từ đó, chúng em sẽ hiểu được ý nghĩa và cách thực hành để phòng chống xâm hại trên mạng xã hội. Chúng em sẽ hạn chế và cẩn thận hơn khi đăng tải những thông tin không cần thiết, không dễ dàng để lộ thông tin về mình hay những người liên quan.

Chúng em cũng mong muốn, mạng xã hội của Việt Nam cần được cải thiện bằng những trang web có tính bảo mật cao hơn. Người lớn sẽ có các biện pháp để bảo vệ người dùng, nhất là các trẻ em gái khi truy cập Internet. Em tin rằng, khi mỗi người biết tự hành động để bảo vệ bản thân, dần dần sẽ truyền tải được thông điệp to lớn để góp phần nâng cao cảnh giác cho tất cả mọi người. Lúc đó, những hành vi lừa đảo, lấy cắp thông tin cá nhân trên mạng xã hội sẽ biến mất trên các nền tảng xã hội. Em mong rằng phụ nữ và trẻ em gái sẽ luôn có tấm khiên vững chắc để bảo vệ bản thân khỏi bị xâm hại, lạm dụng nhé!

Lê Nguyễn Minh Khuê
Học sinh lớp 8A6, THPT chuyên Trần Đại Nghĩa,
TP Hồ Chí Minh

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.