Tiệm giặt là hạnh phúc của những cô gái khiếm thính

HÀ LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) -Nép mình trên đường bờ sông Sét (phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội), có một tiệm giặt nhỏ. Đây là tiệm giặt hạnh phúc của những cô gái khuyết tật cùng làm việc, tương trợ, giúp đỡ nhau. Nơi này còn là địa chỉ tạo công ăn việc làm, dạy nghề miễn phí cho người khiếm thính giúp họ tự tin và hướng tới bình đẳng xã hội.

Tự tin khẳng định mình

Tất cả nhân viên của tiệm đều là nữ, họ là những người khiếm thính sử dụng ngôn ngữ ký hiệu giao tiếp với nhau và trao đổi với khách hàng. Người sáng lập ra mô hình này là chị Lương Kiều Thúy (31 tuổi).

Chị Thúy bị khiếm thính từ năm 10 tuổi nên mọi sinh hoạt, giao tiếp và học tập của chị gặp nhiều khó khăn, tiếp thu chậm hơn các bạn đồng trang lứa. Nhưng không nản chí, chị Thúy đã cố gắng học hành và nuôi dưỡng ước mơ trở thành một nhà báo. Học xong lớp 12, chị Thúy đỗ vào trường Cao đẳng truyền hình, sau khi hoàn thành chương trình học, chị nhận ra nghề báo không phù hợp với người khiếm thính.

Từ bỏ niềm mơ ước, chị học ngôn ngữ kí hiệu và tham gia các dự án xã hội dành cho người khiếm thính. Khi thực hiện dự án nghiên cứu về tình trạng việc làm của người điếc tại Hà Nội năm 2019, chị Thúy luôn tìm cho mình cơ hội được học tập, tham gia vào các hoạt động của người khuyết tật.

Tìm hiểu, chị nhận thấy tiệm giặt là là một mô hình phù hợp cho người điếc hoặc khiếm thính. Từ ý tưởng mang tên “giặt là sáng”, đầu năm 2020, chị Thúy tham gia cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức với đối tượng là phụ nữ khuyết tật.

Trải qua 8 tháng, vượt qua hàng trăm thí sinh từ khắp mọi miền đất nước, chị Thúy đã xuất sắc đạt giải “Cánh Én vàng”. Tháng 10/2020, chị Thúy tiếp tục tham gia chương trình “Ươm tạo khởi nghiệp tạo tác động xã hội cho thanh niên 2020” do Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức. Với ý tưởng kinh doanh “giặt là sáng”, chị đã đạt giải Best Performance.

Sau những thành công bước đầu, chị Thúy quyết định thực hiện kế hoạch mở cửa hàng giặt là riêng, dù gặp không ít khó khăn, nhưng với sự kiên trì theo đuổi mơ ước, tháng 12/2020, “Tiệm giặt là của người điếc” đầu tiên tại Hà Nội đã ra đời. Giai đoạn đầu cửa hàng mới mở gặp nhiều khó khăn do cách giao tiếp với khách, thế nhưng sau một thời gian làm quen nhờ vào ngôn ngữ ký hiệu, sự nỗ lực của các bạn nhân viên, dần dần khách đều hiểu, dễ dàng truyền đạt yêu cầu. Cứ thế, khách đến cửa hàng giặt ngày một đông. 

“Doanh thu hàng ngày của quán đến bây giờ đã khoảng hơn 1 triệu đồng/ngày, có ngày đặc biệt đông khách doanh thu có thể lên tới hơn 2 triệu đồng/ngày”- chị Thúy cho hay. 

Chính sự lạc quan và luôn nỗ lực, cố gắng chiếm trọn niềm tin với khách hàng, tiệm giặt là đặc biệt ấy hiện tại đã sở hữu thêm một cơ sở mới ở ngõ 41 đường Láng (quận Đống Đa, Hà Nội). Ý nghĩa lớn lao nhất mà tiệm giặt là mang lại là giúp thay đổi định kiến của nhiều người trong xã hội về người khuyết tật. Đây chính là điều khiến chị Thúy và những nhân viên tại tiệm giặt là cảm thấy tự hào. 

Tiệm giặt là hạnh phúc của những cô gái khiếm thính - ảnh 1
Các cô gái của tiệm giặt là tuy khiếm thính nhưng luôn giữ cho mình nụ cười tươi tắn và niềm tin yêu cuộc sống Ảnh: NVCC

Hạnh phúc khi có gia đình sát cánh

Bên cạnh nỗ lực của chính bản thân những cô gái khiếm thính là sự đồng hành, ủng hộ từ gia đình dành cho họ. Chồng chị Thúy là người hiền lành và vô cùng yêu thương vợ con, chị làm công việc gì anh cũng đều hết lòng ủng hộ.

Giai đoạn chị Thúy chập chững nghiên cứu, học nghề gặp không ít bỡ ngỡ, khó khăn và khi đó chồng chị vẫn luôn bên cạnh động viên, tiếp thêm sức mạnh cho vợ. Đến khi mở cửa hàng giặt là, thời gian đầu chị Thúy cùng các nhân viên phải làm việc đến tận tối muộn, chồng chị Thúy cũng không nề hà chăm sóc con nhỏ, giúp vợ san sẻ việc nhà và không quên dành những lời khen “có cánh” cho nỗ lực của vợ mình.

 “Khi tôi mới mở tiệm giặt là chồng tôi không chỉ động viên tôi “hãy cứ yên tâm làm điều em thích, còn con cái và công việc nhà cứ để anh lo” mà anh ấy còn khen tôi có quyết tâm và nói rằng thành quả này xứng đáng với những cố gắng mà tôi và các bạn đã dốc hết công sức nghiên cứu, học hỏi” - chị Thúy xúc động nói.

Cô “em út” Lê Thu Ngân (Hà Nội) mới gắn bó với tiệm hơn 1 năm. Ngân lớn lên trong vòng tay che chở của cha mẹ, từ bé đến lớn em chỉ ở nhà phụ việc gia đình. Khi trở thành nhân viên của tiệm giặt là cô gái ấy như được bắt đầu hành trình mới mẻ của riêng mình. Rời xa vòng tay của gia đình, lúc đầu bố mẹ Ngân có phần chưa yên tâm bởi lần đầu tiên con gái làm công việc này. Nhưng sau quá trình tiếp xúc, tìm hiểu về môi trường làm việc, thấy được các chị nhân viên trong tiệm luôn yêu thương, giúp đỡ cô con gái bé nhỏ của mình, bố mẹ Ngân vững tin hơn hẳn.

 Ngân trải lòng: “Em rất may mắn khi có bố mẹ luôn bên cạnh yêu thương. Còn ở tiệm giặt là chúng em coi nhau như người thân, gia đình thứ hai của mình, các chị đều là người hiểu tâm lý của người điếc, có sự đồng cảm và luôn đối xử tốt với chúng em. Ở đây em có cơ hội tiếp xúc với nhiều khách hàng giúp học hỏi được nhiều kỹ năng sống bổ ích hơn”.

Giờ đây bố mẹ Lê Thu Ngân không chỉ động viên và ủng hộ con gái mà còn quan tâm, giúp đỡ cửa hàng rất nhiều, mỗi khi phải phụ nhân viên sửa chữa hay có đồ đạc gì mới cần vận chuyển bố mẹ Ngân đều có mặt trợ giúp.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.