Tìm lại yêu thương trong đại dịch

Chia sẻ

Gần 10 năm chung sống, chúng tôi không còn hạnh phúc khi ở bên nhau. Dù cuộc sống khá giả nhưng cả hai vẫn không cảm thấy hài lòng về nhau như ngày mới bắt đầu bước bào hôn nhân. Mâu thuẫn hàng ngày khiến vợ chồng không tìm được tiếng nói chung, những yêu thương dành cho nhau trong những năm tháng hạnh phúc cũng biến mất. Hôn nhân bế tắc, cả hai chọn cách giải thoát cho nhau bằng quyết định ly hôn. Hơn 1 năm qua, chúng tôi - mỗi người nuôi một con, cuộc sống không còn liên quan đến nhau.

Cách đây hai tháng, tôi tình cờ gặp lại chồng cũ và biết cuộc sống của hai bố con anh rất vất vả. Anh làm kinh doanh nhà hàng, từ ngày dịch Covid-19 bùng phát mạnh trở lại, công việc bị dừng lại, thua lỗ phải đóng cửa, kéo theo nợ nần.

Sau ly hôn, cuộc sống của tôi cũng bất an khi nuôi con một mình. Ngôi nhà không có đàn ông trụ cột trở nên chông chênh với mẹ con tôi. Và giống như anh ấy, thời gian qua, công việc của tôi cũng bị ảnh hưởng , thu nhập giảm sút khiến cuộc sống chật vật theo. Và rồi không hiểu sao, trong bộn bề khó khăn, chúng tôi lại thấy tình cảm yêu thương dành cho nhau trỗi dậy. Bắt đầu là sự xót xa khi thấy đối phương vất vả trong cuộc sống, sau đó là nỗi ân hận vì đã rời xa nhau.

Cả tôi và anh đều cảm nhận rõ yêu thương đã trở lại, nhưng không ai dám nói ra hoặc thể hiện công khai. Tờ quyết định ly hôn như một vật cản khiến chúng tôi e ngại bộc lộ tình cảm và tiến lại gần nhau hơn. Cả hai đành lấy con cái ra để âm thầm thể hiện yêu thương dành cho đối phương. Tâm Giao ơi, chúng tôi sẽ phải sống trong sự nuối tiếc và ân hận như vậy sao?

Nguyenkieuanh@yahoo.com

Thông thường trong gian khó, người ta dễ nhận ra giá trị tình cảm dành cho nhau nhiều hơn. Bởi đó là khi người ta cảm nhận rõ nhất mình thiếu gì, cần gì và trân trọng những điều mà người khác mang lại cho mình. Một người suốt ngày ăn cao lương mỹ vị thì sẽ không bao giờ cảm nhận được vị ngon của một món ăn bình thường. Nhưng, khi người đó bị bỏ đói lâu ngày thì món ăn tầm thường nhất cũng trở nên ngon ngọt hơn cả cao lương mỹ vị.

Cuộc sống hôn nhân cũng vậy, khi no đủ, người ta dễ coi thường những gì mình đang có, để rồi bỏ quên và đánh mất nó từ lúc nào không hay. Chỉ đến khi lâm vào tình cảnh khó khăn, mỗi người mới nhận ra được giá trị của đối phương, của tình cảm dành cho nhau trước đây. Cũng giống như các bạn, không ít cặp đôi ly hôn rồi mới thấy quý trọng tình nghĩa vợ chồng đã có. Thế nhưng, trong cái rủi luôn có cái may, rất mừng là các bạn đã tìm lại được yêu thương sau một thời gian trải qua cuộc sống khó khăn. Chỉ cần mỗi người đều cảm nhận được yêu thương đã quay về thì những trở ngại hiện có không còn quan trọng. Tờ quyết định ly hôn kia có thể xóa bỏ nếu các bạn quyết định đoàn tụ với nhau.

Các bạn hãy mạnh dạn ngồi lại để nói ra những suy nghĩ trong thời gian sống xa nhau, hãy lắng nghe tiếng lòng thêm một lần nữa, cả hai sẽ xóa bỏ mọi mặc cảm để xây dựng lại tổ ấm. Hãy cùng con cái làm cầu nối để gầy dựng lại căn nhà hạnh phúc đã đổ trước đây. Bạn và anh ấy đừng vì e ngại, tự ti mà đánh mất những yêu thương dành cho nhau một lần nữa nhé!

Tâm Giao

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.