Trách nhiệm của con trai

Chia sẻ

PNTĐ-Từ ngày con trai ra đời, vợ chồng tôi bỗng đứng hai bên chiến tuyến trong quan điểm nuôi dạy con...

 
Trách nhiệm của con trai - ảnh 1
Ảnh minh họa

 
Từ ngày con trai ra đời, vợ chồng tôi bỗng đứng hai bên chiến tuyến trong quan điểm nuôi dạy con. Chồng tôi muốn nuôi dạy con trai biết những trách nhiệm to lớn mà một người đàn ông phải đảm nhiệm sau này. Mỗi lần dạy con học bài, anh bảo: “Con phải cố gắng học thật giỏi để sau này kiếm được nhiều tiền lo cho gia đình, đó mới là người đàn ông đích thực”. Đưa con đi mua sắm, anh chọn cho con trai những bộ quần áo đúng kiểu “đàn ông”, không “hoa lá, màu mè”. Anh bảo: “Đàn ông phải ăn mặc nghiêm chỉnh, đứng đắn, ai nhìn vào cũng thấy mạnh mẽ tin cậy”. Khi con muốn học các môn khiêu vũ, vẽ, hát, anh đều cấm cản và hướng con đến các môn võ, đá bóng, cầu lông…
 
Còn tôi, mong muốn con lớn lên, trưởng thành và trách nhiệm từ những việc nhỏ nhất trong gia đình. Đôi khi đó chỉ là sự chia sẻ, giúp đỡ mẹ trong khi tôi đang chuẩn bị bữa ăn. Tôi dạy con nhặt rau, rủ con rửa bát cùng, lên sân thượng giúp mẹ phơi quần áo, lấy quần áo vào… Con trai tôi đã từ chối những việc làm đó bằng “quan điểm” của bố truyền lại: “Con là con trai nên không thể vào bếp làm việc của con gái, mẹ bảo em My làm đi”. Mỗi lần em gái khóc, thay vì dỗ dành, hỏi han nguyên nhân vì sao em khóc, chia sẻ và giúp đỡ em thì con trai tôi lại quát:
 
“Em đúng là đồ con gái”. Ai tặng món đồ gì mà có màu sắc sặc sỡ là con không thích, đưa ra lời chê bai luôn: “Con là con trai mà bác (ông, bà, cậu, gì…) lại mua đồ cho cháu giống như con gái. Nếu cháu dùng thì mất mặt lắm…”. Và rồi thay vì trân trọng những món quà đó, con lại bỏ đi hoặc vứt vạ vật. Từ lúc nào, con trai tôi trở thành đứa trẻ coi nhẹ em gái, hãnh diện mình là con trai lúc nào cũng mạnh mẽ như… anh hùng.
 
Tôi biết chồng đã sai khi nuôi dạy con phân biệt giới tính, coi thường phụ nữ. Vợ chồng tôi cãi nhau nhiều về việc này. Cho đến một ngày tận mắt chứng kiến con gái bị tai nạn bỏng anh mới tỉnh ngộ. Hôm đó, vợ chồng tôi bận việc về muộn, hai anh em ở nhà đói bụng liền nghĩ đến việc úp mỳ gói ăn. Con trai tôi bấy giờ 10 tuổi cho rằng công việc vào bếp đun nước pha mỳ là của con gái nên đã bắt em làm. Mặc cho cô em gái 6 tuổi loay hoay cắm ấm siêu tốc nấu nước sôi, nó vẫn không chịu vào giúp em, cứ ngồi bên ngoài đợi em úp xong thì vào ăn.
 
Khi rót nước sôi vào tô mỳ, con gái tôi đã trượt tay đổ cả ấm nước nóng vào người. Cũng may hôm ấy là mùa đông, con bé mặc nhiều áo nên nước nóng không trực tiếp đổ lên da nhiều. Khi nghe bố hỏi con lớn hơn sao không vào bếp úp mỳ cho em, con trai tôi bảo: “Vì con nghĩ việc đó là của con gái làm, con trai không làm việc đó. Chính bố cũng bảo thế còn gì…”.
 
Sau sự cố đó, chồng tôi đã dần hiểu ra và không còn phân biệt công việc của con trai, con gái như trước đây nữa. 
 
Việt Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Chúng ta vẫn là vợ chồng nhé

Chúng ta vẫn là vợ chồng nhé

(PNTĐ) - Chiều dần buông. Ông Hòa ngồi thẫn thờ nhìn ra con đường nhỏ quanh co. Nơi đó, ông như thấy bóng dáng của người vợ tần tảo mỗi chiều đi chợ bán rau về trên chiếc xe đạp cà tàng. Chiếc xe với sự lo toan của bà đã thay ông nuôi đàn con trưởng thành.
Xe ôm “ông nội”

Xe ôm “ông nội”

(PNTĐ) - 4 đứa cháu ra đời khiến ông bà quay như chong chóng trong khi trước đó ông bà tuyên bố “con ai người đó lo, ông bà chỉ chơi chứ không chăm cháu”.
Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.