Trưng bày hơn 130 ảnh tư liệu về vấn đề bạo lực gia đình ở Việt Nam

Chia sẻ

Tại Nhà trưng bày Triển lãm – Trung tâm thông tin, triển lãm và điện ảnh thành phố Hải Phòng (Sở Văn hóa - Thể thao Hải Phòng) vừa diễn ra lễ khai mạc Triển lãm ảnh tư liệu với chuyên đề "Hưởng ứng tháng hành động Quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình".

Khai mạc Triển lãm ảnh tư liệu với chuyên đề Khai mạc Triển lãm ảnh tư liệu với chuyên đề "Hưởng ứng tháng hành động Quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình tại Hải Phòng. (Ảnh: Báo Hải Phòng.)

Triển lãm giới thiệu hơn 130 ảnh tư liệu, bản trích, thống kê về vấn đề bạo lực gia đình ở Việt Nam, hậu quả của bạo lực gia đình và các biện pháp tuyên truyền về việc phòng, chống bạo lực gia đình.

Bên cạnh đó, triển lãm cũng giới thiệu các hình ảnh đẹp về gia đình hạnh phúc; ảnh đẹp về phụ nữ, trẻ em. Đây là một trong những hoạt động thiết thực nhằm nâng cao nhận thức trong nhân dân về công tác phòng, chống bạo lực gia đình, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ.

Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 08/CT-TTG ngày về đẩy mạnh công tác phòng, chống bạo lực gia đình, Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố; Uỷ ban nhân dân các quận, huyện quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện một số nhiệm vụ: Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. Xây dựng và hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi bạo lực gia đình đảm bảo tính răn đe, giáo dục để phòng ngừa nguy cơ tái diễn và hỗ trợ kịp thời cho nạn nhân bạo lực gia đình.

Tăng cường công tác giám sát và phản biện xã hội đối với các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình; đẩy mạnh tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình; giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến các hội viên. Lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào 5 nội dung cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", ngăn chặn kịp thời hành vi bạo lực gia đình, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Đồng thời, yêu cầu chỉ đạo chính quyền các cấp triển khai kịp thời và có giải pháp xử lý nhanh, hiệu quả các điểm nóng về bạo lực gia đình ở địa phương. Bố trí cán bộ làm công tác gia đình và đội ngũ cộng tác viên về dân số, gia đình và trẻ em ở cơ sở; quy định trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương để xảy ra tình trạng bạo lực gia đình.

Tiếp tục nhân rộng và duy trì các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình hoặc các mô hình khác về phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân điển hình có đóng góp tích cực cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

LAN ANH

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.