Vai trò lo Tết của con trưởng

Chia sẻ

Dù đang ở vùng dịch nhưng chồng em vẫn muốn "ăn Tết tại chỗ" vì vai trò con trưởng. Chồng em mặc định là con trưởng thì không thể bỏ vai trò về nhà lo Tết cho bố mẹ.

 Vợ chồng em làm việc tại Hà Nội. Năm nào, chúng em cũng đều về quê đón Tết với bố mẹ. Do chồng em là con trưởng, việc lo Tết cho bố mẹ ở quê là nghĩa vụ.

Năm nay, dịch covid-19 diễn biến phức tạp, em muốn vợ chồng con cái ăn Tết "tại chỗ" ở Hà Nội, vì sợ mình đang ở vùng dịch nóng, về quê đón Tết sẽ gây nhiều nguy cơ cho người thân. Thế nhưng, chồng em không đồng ý, anh ấy vẫn bảo phải về quê vì vai trò con trưởng không thể bỏ việc đón Tết, lo Tết cùng bố mẹ.

Vợ chồng em đã cãi vã vì vấn đề này nhiều lần. Em cho rằng, là con trưởng, việc lo Tết cho bố mẹ là đúng nhưng không có nghĩa năm nào cũng bắt buộc phải về quê đón Tết cùng bố mẹ. Bây giờ chúng em sống riêng, có gia đình của mình thì cũng phải chăm lo, đón Tết ở nhà mình. Việc đón Tết với bố mẹ ở quê có thể năm về, năm không. Nhưng chồng em lại không cùng quan điểm đó, Tâm Giao ơi, có phải là quan điểm sống của em là sai trái?

                                                                                                                                                                                                               Nguyenhoathu@gmail.com

Vai trò lo Tết của con trưởng - ảnh 1 (Ảnh: Minh họa)

Lâu nay, truyền thống Tết là dịp trở về sum họp và quây quần với gia đình người thân. Do đó, như một quy luật bất thành văn với mọi người, cả năm làm ăn xa, sinh sống xa nhà nhưng Tết đến thì phải tìm về nhà bố mẹ để đoàn tụ, vây vầy với nhau.

Với con trưởng, vai trò vẫn được coi trọng trong mỗi gia đình, không chỉ với dịp Tết mà trong các công việc hàng ngày. Con trưởng có tiếng nói, uy quyền riêng đối với các em dưới mình. Với bố mẹ, vai trò con trưởng luôn được coi trọng vì đó là người gần như sẽ thay thế mình sau này để điều hành, lo lắng công việc chung trong gia đình, nhất là việc thờ cúng tổ tiên. Do đó, mỗi dịp lễ Tết, con trưởng đều phải có mặt để cùng bố mẹ lo toan công việc.

 Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại đã phần nào giảm áp áp lực và vai trò cho con trưởng nhờ vào sự bình đẳng của con cái trong gia đình. Theo đó, không phân biệt con trưởng hay con thứ, con trai hay con gái, các con đều có vai trò như nhau đối với nghĩa vụ với gia đình và bố mẹ.

Vào ngày Tết, nếu các con làm ăn, sinh sống ở xa không có điều kiện năm nào cũng về quê đoàn tụ, ăn Tết cùng bố mẹ thì có thể phân công nhau luân phiên làm điều đó. Ví dụ, năm nay vợ chồng anh trưởng về thì năm sau vợ chồng em thứ, em út… Bạn có thể phân tích điều này cho chồng hiểu và thống nhất, bàn bạc với các em chồng để mọi người cùng ủng hộ.

Riêng năm nay, do điều kiện dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, phương án ăn Tết "tại chỗ" cũng hợp lý. Hi vọng, sau những góp ý, phân tích hợp lý hợp tình, chồng bạn sẽ hiểu ra, để vợ chồng cùng quan điểm đón Tết vui xuân thế nào cho hợp lý.

                                                                                                                                                                                                                                             TÂM GIAO

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.