100 học sinh đá bóng cùng các tuyển thủ nữ bóng đá Việt Nam

MAI CHI
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngoài ra, trong sáng ngày 11/11, gần 100 học sinh đến từ Hà Giang và Hà Nội đã được trực tiếp Huấn luyện viên Mai Đức Chung hướng dẫn tại Sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Trận bóng giao hữu mang tên "Tô cam giấc mơ", nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Chiến dịch toàn cầu 16 Ngày hành động chấm dứt bạo lực giới (25/11-10/12) của Liên hợp quốc và Tháng hành động quốc gia vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực giới (15/11-15/12).

Trận bóng đá “Tô Cam Giấc Mơ” do Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO), Đại sứ quán Na-Uy tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và dự án Football for All Viet Nam (FFAV) tổ chức. 

100 học sinh đá bóng cùng các tuyển thủ nữ bóng đá Việt Nam  - ảnh 1
Trận bóng đá giao hữu giữa gần 100 học sinh đến từ Hà Giang, Hà Nội, với các tuyển thủ bóng đá nữ quốc gia Việt Nam, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của HLV Mai Đức Chung.

Trận bóng đá nhấn mạnh tầm quan trọng của thể thao trong việc ủng hộ sự đa dạng, bình đẳng và thách thức các chuẩn mực giới có hại để mọi cá nhân, nam, nữ, trẻ em gái, trẻ em trai và các giới khác được phát huy hết tiềm năng cá nhân và thực hiện giấc mơ của minh. Từ đó, xóa bỏ phân biệt đối xử và bất bình đẳng giới, gốc rễ của bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.

100 học sinh đá bóng cùng các tuyển thủ nữ bóng đá Việt Nam  - ảnh 2
Các em học sinh chụp ảnh lưu niệm cùng các nữ tuyển thủ và ban tổ chức

Phát biểu khai mạc sự kiện, bà Caroline Nyamayemombe, Quyền trưởng văn phòng UN Women Việt Nam cho biết: “Trong những năm gần đây, thể thao đã chứng tỏ khả năng to lớn trong thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái. Bóng đá nói riêng có thể kết nối cộng đồng, cải thiện sức khỏe, giải tỏa áp lực và kiểm soát những hành vi bạo lực”.

 
100 học sinh đá bóng cùng các tuyển thủ nữ bóng đá Việt Nam  - ảnh 3
Nữ trọng tài FIFA đầu tiên của Việt Nam Bùi THị Thu Trang điều khiển trận đấu.

Ngoài việc tham gia và cổ vũ cho trận bóng đá giao hữu, các em học sinh tại Hà Nội và Hà Giang còn có cơ hội giao lưu, trò chuyện với các nữ tuyển thủ bóng đá quốc gia Việt Nam như Thanh Nhã, Hải Yến, Vũ Thị Hoa, hai cựu cầu thủ Hiền Lương, Minh Nguyệt và trọng tài nữ FIFA đầu tiên Bùi Thị Thu Trang Họ là những hình mẫu tiêu biểu về phụ nữ trong thể thao Việt Nam, cho thấy tiềm năng không giới hạn của phụ nữ và trẻ em gái.

 
100 học sinh đá bóng cùng các tuyển thủ nữ bóng đá Việt Nam  - ảnh 4
HLV Mai Đức Chung đánh giá đây là một trong những chương trình rất ý nghĩa trong bảo vệ sự an toàn cho phụ nữ và trẻ em.
 

Bà Miki Nozawa, Trưởng Ban Giáo dục của UNESCO Việt Nam vui mừng ghi nhận sự tự tin khi chia sẻ, giao lưu; niềm vui khi học tập cũng như chơi thể thao và tinh thần hợp tác các em học sinh Trường Dân tộc bán trú TH và THCS Bản Máy, huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang. Đây là một trong những trường học đã tham gia tích cực vào Dự án Chúng tôi CÓ THỂ giai đoạn 1 do UNESCO và Bộ GD-ĐT triển khai với sự tài trợ của Quỹ Malala, tập đoàn CJ, phối hợp với Bóng đá cộng đồng Việt Nam FFAV. UNESCO tin tưởng nền tảng này sẽ giúp các em không chỉ theo đuổi học tập bền bỉ vì một tương lai tươi sáng mà còn ươm nên những nhà lãnh đạo nữ tài năng. 

Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em vẫn là một trong những thách thức lớn tại Việt Nam. Theo Điều tra quốc gia về Bạo lực đối với phụ nữ (2019) của Chính phủ, cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 phụ nữ từng chịu ít nhất một hình thức bạo lực do chồng/bạn tình gây ra trong đời. Trong khi đó, Khảo sát Chỉ số Mục tiêu Phát triển Bền vững của Việt Nam về Trẻ em và Phụ nữ năm 2020-2021 chỉ ra rằng hơn 68% trẻ em trong độ tuổi từ 10 đến 14 đã từng bị kỷ luật bạo lực.

 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo mạo danh Hội LHPN Hà Nội để quảng bá các cuộc thi áo dài

Cảnh báo mạo danh Hội LHPN Hà Nội để quảng bá các cuộc thi áo dài

(PNTĐ) - Thời gian qua, đường dây nóng Báo Phụ nữ Thủ đô nhận được nhiều phản ánh của các phụ nữ bị một nhóm đối tượng lập trang facebook giả mạo quảng cáo tổ chức các cuộc thi Lễ hội áo dài Xuân Giáp Thìn 2024, Lễ hội áo dài truyền thống Việt Nam chào xuân 2024,… đăng tuyển thí sinh tham gia. Điều đáng nói là các trang fanpage này sử dụng toàn bộ hình ảnh từ các cuộc trình diễn áo dài của Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN Hà Nội mà không được sự cho phép, mạo danh các tổ chức có uy tín để dẫn dụ người tham gia.
Siết chặt quản lý các nhóm dạy “làm liều” trên mạng xã hội

Siết chặt quản lý các nhóm dạy “làm liều” trên mạng xã hội

(PNTĐ) - Theo Tiến sĩ, Thượng tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học, Bộ Công an, một phần nguyên nhân của các vụ cướp ngân hàng ngày càng liều lĩnh, táo tợn thời gian gần đây xuất phát từ mạng xã hội với sự xuất hiện của các nhóm như "vỡ nợ muốn làm liều" thu hút hàng nghìn người tham gia...
Xét xử nhóm thanh niên gây rối trật tự công cộng

Xét xử nhóm thanh niên gây rối trật tự công cộng

(PNTĐ) - Sáng ngày 30/11/2023, Toà án Nhân dân huyện Thanh Oai đã mở phiên toà xét xử nhóm thanh niên sử dụng “phóng lợn”, vỏ chai bia ném, đuổi đánh nhau gây mất trật tự công cộng tại đường tỉnh lộ 427 thuộc địa phận thôn Đại Định, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội.