​ 17 tỉnh thành tham gia Hội chợ giống, vật tư thiết bị nông nghiệp, nông sản an toàn, sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội

VÂN NHI
Chia sẻ

(PNTĐ) -Tối 14/4, tại tuyến phố đi bộ thị xã Sơn Tây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây khai mạc Hội chợ giống, vật tư thiết bị nông nghiệp, nông sản an toàn, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023.

Hội chợ lần này được tổ chức trong thời gian 4 ngày, từ ngày 14/4 đến ngày 17/4/2023, với trên 80 gian hàng giống vật tư thiết bị nông nghiệp, nông sản an toàn, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề. Bên cạnh đó còn có khu trưng bày giống vật tư, hoa - cây cảnh, với tổng diện tích trên 500m2.

Sản phẩm tham gia hội chợ đến từ các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội và 17 tỉnh, TP gồm: Thái Nguyên, Lâm Đồng, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Hải Phòng, Đắk Lắk, Hà Nam, Quang Nam, Quảng Ngãi, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Ninh Bình.

​  17 tỉnh thành tham gia Hội chợ giống, vật tư thiết bị nông nghiệp, nông sản an toàn, sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội - ảnh 1
Các đại biểu thực hiện nghi lễ cắt băng khai mạc Hội chợ tại thị xã Sơn Tây (TP Hà Nội).

 Phát biểu tại lễ khai mạc, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, Hà Nội có 806 làng nghề và làng có nghề, trong đó, có 321 làng đã được UBND Thành phố công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống. Thành phố cũng có 2.167 sản phẩm OCOP được công nhận; 149 chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; 164 mô hình nông nghiệp công nghệ cao…

Việc hỗ trợ kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề được ngành Nông nghiệp tổ chức thường xuyên, giúp các hộ gia đình, doanh nghiệp, hợp tác xã tìm đầu ra cho sản phẩm và tạo điều kiện cho nhân dân, khách tham quan nhận diện, tiêu thụ sản phẩm chất lượng tốt gắn với thương hiệu, văn hóa lịch sử và cộng đồng của các địa phương.

​  17 tỉnh thành tham gia Hội chợ giống, vật tư thiết bị nông nghiệp, nông sản an toàn, sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội - ảnh 2
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Xuân Đại phát biểu tại Lễ khai mạc

 Hội chợ lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ hội giúp các chủ thể, doanh nghiệp, các hộ sản xuất tăng cường kết nối giao thương, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại. Đồng thời, tìm kiếm khách hàng, tiếp cận thị trường, nhất là việc đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, hệ thống phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP...

Hội chợ cũng là cơ hội giúp các chủ thể, doanh nghiệp và cộng đồng tăng cường kết nối giao thương, trao đổi kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất, xây dựng thương hiệu và tìm đầu ra cho sản phẩm; trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi số, tiếp cận với công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật mới, từ đó góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm và phát triển chuỗi giá trị nông sản bền vững...

 Nhân dịp này, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã biểu dương các đơn vị, doanh nghiệp và chủ thể trên cả nước trong thời gian qua đã tích cực tham gia nhiều sự kiện xúc tiến thương mại để kết nối giao thương sản phẩm của Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước. Đồng thời, tạo điều kiện cho nhân dân, khách tham quan nhận diện và tiêu thụ sản phẩm chất lượng tốt gắn với thương hiệu, văn hóa lịch sử và cộng đồng của các địa phương.

“Trang thông tin có sự phối hợp của Văn Phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội”

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

ĐBQH gợi ý đặt tên đẹp, ý nghĩa hay cho nhà ở xã hội

ĐBQH gợi ý đặt tên đẹp, ý nghĩa hay cho nhà ở xã hội

(PNTĐ) - Phát biểu thảo luận ở tổ về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) sáng 5/6, ĐBQH Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) bày tỏ trăn trở về tên gọi của các khu nhà ở cho người nghèo, người thu nhập thấp, tái định cư, khu nhà ở xã hội. Đại biểu cho rằng, nên đặt tên khu nhà, tòa nhà đó bằng những tên đẹp, ý nghĩa hay, chẳng hạn tên của những loài hoa hay tên địa danh.
Có thể tốn 12,4 - 18,6 triệu USD mỗi ngày để xử lý ô nhiễm nước vào năm 2030

Có thể tốn 12,4 - 18,6 triệu USD mỗi ngày để xử lý ô nhiễm nước vào năm 2030

(PNTĐ) -Thảo luận tại tổ vào chiều 5/6 về Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), đại biểu Tạ Thị Yên - Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết: Việt Nam sẽ tiêu tốn khoảng 12,4 - 18,6 triệu đô la mỗi ngày cho chi phí xử lý do ô nhiễm vào năm 2030 nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời.