4 trận động đất liên tiếp xảy ra ở Kon Tum

NHẬT NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 7/7, liên tiếp 4 trận động đất có độ lớn từ 3,5 đến 4,2 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam vừa phát đi cảnh báo, liên tiếp ghi nhận 4 trận động đất xảy ra tại khu vực huyện KonPlong, tỉnh Kon Tum.

Trận động đất thứ nhất có độ lớn 3,9 xảy ra vào 9 giờ 31 phút 31 giây, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1km, tại tọa độ 14,783 độ Vĩ Bắc-108,331 độ Kinh Đông.

Trận động đất thứ hai xảy ra chỉ sau đó 1 phút, vào 9 giờ 32 phút 10 giây, có độ lớn 4,0, tại tọa độ 14,769 độ Vĩ Bắc-108,314 độ Kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1km.

Vào 9 giờ 37 phút 18 giây, khu vực này xảy ra trận động đất thứ ba có độ lớn 3,5, tại tọa độ 14,890 độ Vĩ Bắc-108,285 độ Kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1km.

Tiếp đó, đến 9 giờ 48 phút 2 giây, trận động đất thứ tư tại khu vực này xuất hiện với độ lớn 4,2, tại tọa độ 14,790 độ Vĩ Bắc-108,323 độ Kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1km.

4 trận động đất liên tiếp xảy ra ở Kon Tum  - ảnh 1
4 trận động đất liên tiếp xảy ra ở Kon Tum 

Sau một thời gian tương đối yên tĩnh, những ngày qua, động đất liên tiếp xảy ra tại huyện Kon Plông, Kon Tum. Trước khi xảy ra 4 trận động đất sáng nay, trong tuần qua, khu vực này ghi nhận 8 trận động đất, riêng ngày 27/6 ghi nhận 4 trận nhưng cường độ nhỏ.

Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết số liệu động đất ghi nhận được tại khu vực huyện Kon Plông cho thấy động đất xảy ra thường xuyên hơn trong thời gian gần đây và có xu hướng tăng về độ lớn.

Viện trưởng Nguyễn Xuân Anh khuyến cáo người dân và chính quyền khu vực này cần quan tâm đến các yếu tố kháng chấn trong xây dựng; các cấp chính quyền cần thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân các biện pháp phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra động đất mạnh.

Đặc biệt, khi có động đất xảy ra, chính quyền và người dân tại khu vực bị ảnh hưởng cần thực hiện nghiêm theo các quy định tại Quyết định số 78/2007/QĐ-TTg ngày 29/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế phòng, chống động đất, sóng thần.

Khi nhận được tin động đất, cảnh báo sóng thần, mọi công dân trong vùng bị ảnh hưởng phải chủ động sơ tán khỏi vùng nguy hiểm để đảm bảo an toàn.Ủy ban nhân dân các cấp phải bằng mọi hình thức thông báo tin trên đến nhân dân trong khu vực; tổ chức hướng dẫn sơ tán dân và huy động các phương tiện trên địa bàn để giúp dân sơ tán đến nơi an toàn, đồng thời có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự trong khu vực.

Ngay sau khi xảy ra động đất, sóng thần, chính quyền các cấp phải huy động mọi nguồn lực tại chỗ theo quy định để cứu người bị nạn, cấp cứu người bị thương, tìm kiếm người mất tích đồng thời tổng hợp thông tin và báo cáo khẩn cấp đến cấp có thẩm quyền để chỉ đạo các biện pháp cần thiết, hạn chế thiệt hại do động đất, sóng thần gây ra.

Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cũng cho biết, vẫn đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ các trận động đất này.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Ba Đình tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức Dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên

Ba Đình tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức Dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên

(PNTĐ) -  Ngày 26/12, Ban chỉ đạo công tác Dân số và Phát triển quận Ba Đình phối hợp với Chi cục Dân số Hà Nội tổ chức Hội thi Rung chuông vàng cho học sinh 13 trường THCS trên địa bàn quận với chủ đề “Tìm hiểu kiến thức về Dân số, sức khoẻ sinh sản Vị thành niên/thanh niên”.
“Khuyến sinh” để đảm bảo chất lượng dân số

“Khuyến sinh” để đảm bảo chất lượng dân số

(PNTĐ) - Trước tình trạng mức sinh giảm sâu tại một số vùng kinh tế-xã hội trọng điểm, mới đây, Bộ Y tế đã đề xuất giải pháp nhằm điều chỉnh mức sinh phù hợp tại các vùng này. Một số địa phương cũng đã đề ra biện pháp khuyến khích phụ nữ sinh đủ 2 con để duy trì mức sinh thay thế.
Cần luật hoá khám sức khoẻ tiền hôn nhân

Cần luật hoá khám sức khoẻ tiền hôn nhân

(PNTĐ) - Chủ đề của Tháng hành động quốc gia về dân số năm 2024 là “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc”, trong đó, “khám sức khỏe trước hôn nhân chuẩn bị hành trang đón thế hệ vàng” là 1 trong 5 thông điệp được đưa ra để ngành y tế và chính quyền các địa phương cùng chung tay thực hiện.
Phận người mang thai hộ

Phận người mang thai hộ

(PNTĐ) - Dù pháp luật quy định rất rõ về việc mang thai hộ nhưng nhiều phụ nữ vì hoàn cảnh khác nhau mà vẫn chấp nhận trở thành “món hàng” ngã giá để được thuê nuôi con người khác trong thân thể mình. Để rồi có những người đưa bản thân vào tình cảnh “dở khóc dở cười”.